Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Thu bạc tỷ từ lợn, gà

Với doanh thu trên 1,2 tỷ đồng/năm từ nuôi gà, lợn chị Ngô Thị Nhân ở thôn Gia Viên, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, là một trong 4 đại biểu đại diện cho các hộ ND SXKD giỏi ở Thừa Thiên - Huế sẽ về thủ đô dự Hội nghị NDSXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV.
Trong ngôi nhà mới xây khang trang, chị Nhân kể: Trước năm 2003 thu nhập của gia đình chị chủ yếu trông vào tiền công làm cơ khí của chồng và nghề may của chị. Chị bàn với chồng phải thay đổi cách làm ăn để đổi đời và đầu tư cho con cái một cuộc sống đầy đủ. Sau khi tìm hiểu một số mô hình kinh tế có hiệu quả trong huyện, vợ chồng chị quyết định vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi.
Mỗi năm doanh thu từ chăn nuôi của chị Ngô Thị Nhân đạt trên 1,2 tỷ đồng
Năm 2005, chị vay 20 triệu đồng Ngân hàng CSXH và 50 triệu đồng Ngân hàng NNPTNT đầu tư làm chuồng chăn nuôi lợn nái, gà đẻ trứng và mua lò ấp trứng. Thấy hướng đi này phù hợp, năm sau vợ chồng chị làm đơn xin xã cấp đất mở trang trại chăn nuôi. Được xã ủng hộ, chị đầu tư hơn 250 triệu đồng xây chuồng trại, mua con giống. Hiện, trang trại của gia đình chị có 1.500 con gà thịt, 500 cặp gà sinh sản, một lò ấp trứng có công suất 1.000 trứng/ngày, hơn 200 con lợn thịt và nái… đem lại doanh thu hàng năm hơn 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi hơn 300 triệu đồng.
"Để có thành công như hôm nay, vợ chồng tôi không bỏ một buổi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi nào do Hội ND, ngành khuyến nông xã tổ chức; tham gia lớp đào tạo nghề chăn nuôi thú y do Hội ND tỉnh, huyện tổ chức. Những kiến thức đã học, tôi áp dụng thành công vào mô hình của mình"- chị Nhân chia sẻ bí quyết chăn nuôi của mình.
Theo chị Nhân, để chăn nuôi mang lại hiệu quả tốt nhất, cần tuân thủ việc cho ăn đúng giờ, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, xây nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, tiêm phòng đúng thời gian và thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của vật nuôi để điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp nếu vật nuôi chậm lớn, biếng ăn hoặc có biểu hiện bệnh tật... và phải làm hầm biogas để không ô nhiễm môi trường.
Không chỉ chăn nuôi giỏi, chị Nhân còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, giúp đỡ những người khó khăn. Chị tâm niệm: Mình xuất thân từ nghèo khó bây giờ có điều kiện, mình giúp đỡ bà con. Nhiều người giàu thì quê hương sẽ giàu”.
Theo danviet.vn

Nhiều yếu tố gây áp lực tăng giá trong tháng 3/2012

Tại cuộc họp tổ điều hành thị trường trong nước mới đây, đại diện Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) và Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1,37% là mức tăng thấp nhất 10 năm qua, từ đó tạo tiền đề để kiềm chế lạm phát của tháng 3.
Tuy nhiên, tháng 3 vẫn có nhiều yếu tố gây sức ép tăng giá. Cụ thể, dịch cúm gia cầm bùng phát sẽ tác động đến nguồn cung và gây sức ép tăng giá đối với nhóm thực phẩm khác. Áp lực tăng giá xăng dầu, giá bán than tăng 10% từ 25-2 gây áp lực đầu vào cho những ngành phân bón, giấy, xi măng... Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng nhiều dịch vụ y tế cũng sẽ tác động đáng kể đến CPI. 
Tổ điều hành thị trường trong nước đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng cho thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát. Cụ thể, đưa ra cơ chế xuất nhập khẩu linh hoạt đối với mặt hàng đường kính; tiếp tục thu mua lúa, gạo cho nông dân để tồn trữ trong khoảng thời gian ba tháng. Để bình ổn giá sữa, nên làm theo cách của TP.HCM bằng việc vận động những doanh nghiệp lớn cam kết chỉ tăng giá một lần trong năm hoặc không tăng giá khoảng sáu tháng.
Theo nongnghiep.com.vn

Khoai sọ

KHOAI SỌ: (Colocasia antiquorum; tk. khoai môn), cây có phần gốc phình thành củ, họ Ráy (Araceae). Lá hình tim, cuống lá mập, mọc đứng, dài 1 - 2 m. Cây mọc dại và được trồng ở nhiều địa phương Việt Nam để lấy củ ăn. Có nhiều giống địa phương, năng suất từ 8 - 20 tấn củ/ ha. KS trồng ở ruộng không thoát nước thường ăn ngứa. Thời gian sinh trưởng 8 - 9 tháng.


Khoai sọ 
1. Lá; 2. Củ
Kỹ thuật chọn và nhân giống khoai sọ
+ Giống :
 - Củ giống tốt là những củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20 - 30gr/củ, không bị thối, lớp vỏ ngoài có nhiều lông.
 - Mảnh củ giống tốt khi mảnh củ có mầm to bằng hạt đậu đen kèm theo vài sợi rễ ngắn khoảng 0,5-1 cm.
 + Có 2 phương pháp nhân giống:
 - Phương pháp 1:
 Phá tính ngủ nghỉ của đỉnh củ bằng cách cắt bỏ mầm ngọn, như vậy sẽ làm kích thích các lá mầm bên phát triển sớm. Trong thực tế người ta thường cắt củ cái thành những mảnh củ theo chiều ngang củ hoặc cắt các mảnh nhỏ kích thước 2 x 2 x 2 cm khi đã có mầm bên, đem ủ hoặc giâm chúng riêng rẽ khi lên cây chồi, ra rễ thì đem trồng.
 - Phương pháp 2:
Nhân giống là nhân dòng, giống từ mô phân sinh. Phương pháp này thường được sử dụng để phục tráng và làm sạch bệnh của các dòng, giống bị thoái hoá hoặc bị nhiễm bệnh.
Chuẩn bị trước khi trồng khoai sọ
+ Chuẩn bị đất:
 Tuỳ thuộc kiểu trồng trọt trên ruộng cạn hay ruộng ngập nước để làm đất cho phù hợp. Cây khoai môn, khoai sọ có bộ rễ ăn nông nên yêu cầu đất phải tơi xốp, nhiều mùn. làm đất phải cày, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, ruộng nước phải làm đất nhuyễn. Trồng khoai trên ruộng cạn lên luống rộng 1m, cao 20 - 30cm, rãnh luống 30cm.
 + Thời vụ trồng:
 Thời vụ trồng ở những nơi sử dụng nước trời trong cả nước khoảng đầu tháng 3 -4, thu hoạch tháng 10 - 11. Những nơi chủ động nước tưới có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất từ tháng 10 đến tháng 11 năm sau.
Quy trình chăm sóc khoai sọ
1. Mật độ trồng:
Trước khi trồng cần căn cứ vào chủng loại giống, điều kiện đất đai để lựa chọn mật độ phù hợp. Giống có dạng khóm đứng, đẻ nhánh nhiều thì trồng dày hơn những giống dạng xoè, đẻ nhánh ít, đất tốt trồng thưa hơn đất xấu. Mật độ thường áp dụng là 40.000 - 50.000 cây/ha, khoảng cách hàng 60cm, cách đây 40cm cho khoai sọ. Mật độ 25.000-35.000 cây/ha, với khoảng cách hàng 60cm, cách cây 50cm cho khoai môn.
2.  Cách trồng
 Củ giống sâu dưới mặt đất khoảng 5 - 7cm, mầm chính hướng lên trên. Trồng xong phải phủ một lớp rơm rạ hay cỏ khô trên bề mặt luống để giữ ẩm cho củ giống mọc mầm nhanh. Sử dụng màng phủ có bề rộng 1- 1,2m, phủ trùm qua luống. Khi chồi mọc lên thì dùng dao khoét lỗ vừa phải cho cây phát triển.
3.  Phân bón
 Khoai môn, khoai sọ cần bón nhiều phân hữu cơ và phân đạm. Trồng khoai trên đất ngập nước yêu cầu phân bón cao hơn trồng trên cạn. Thiếu kali làm giảm nhanh hàm lượng nước trong lá và rễ, làm cho mép lá vàng, rễ chết. Thiếu phốt pho cuống sẽ mềm, cây phát triển kém và củ dễ thối khi bảo quản. Thiếu đạm lá không bóng, màu không tươi, sinh trưởng và phát triển của cây kém, ảnh hưởng đến năng suất.
 Bón phân hợp lý cho khoai tuỳ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng, phát triển của từng loại giống, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu của từng mùa vụ và đặc điểm của từng loại phân bón...
 Đất xấu, giống ngắn ngày thâm canh cần tăng lượng phân bón. Đất sét, đất chua lượng kali cần giảm bớt. Tuỳ điều kiện cụ thể có thể bón 10-15 tấn phân chuồng mục và 80-100kg N+60-80 kg P2O5  80 - 100 kg K2O cho 1 ha.
 Các loại phân bón cho khoai môn, khoai sọ thường có gốc sunphát tốt hơn. Sử dụng NPK tổng hợp với tỷ lệ 13-13-21 để bón cho khoai sẽ cho năng suất cao.
 Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân tập trung vào hốc trồng. Bón thúc lần 1 tiến hành khi cây được 3 lá, bón 1/2 lượng phân đạm và 1/3 lượng phân kali; Bón thúc lần 2 sau lần thứ nhất 2 tháng, khi củ bắt đầu hình thành và phát triển, bón 1/2 lượng phân đạm và 2/3 lượng phân kali. Bón phân cách gốc 10cm, không bón quá sâu hoặc quá xa gốc.
4.  Chăm sóc
 - Xới xáo làm sạch cỏ kết hợp với các lần bón thúc và vun gốc.
 - Tưới nước: Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho đất để mầm nảy đều, phát triển tốt. Đặc biệt thời kỳ lúc khoai 5 - 6 lá tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng đến năng suất.
Thời điểm thu hoạch khoai sọ
Thời gian thu hoạch củ phụ thuộc vào giống và kỹ thuật trồng, thường thu hoạch lúc 10-12 tháng sau trồng. Có thể cắt dọc trước thu hoạch, củ không cần rửa và đem về chỗ mát.
 
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp
 
 
 
 
 

Củ khoai lang

KHOAI LANG: (Convolvulaceae; cg. Bìm bìm), họ cây thảo sống một hoặc nhiều năm, đôi khi cây bụi, một số thân leo, các bộ phận của cây có nhựa mủ trắng, rất hiếm gặp cây gỗ nhỏ. Lá mọc cách, nguyên, chia thuỳ hay xẻ lông chim. Hoa lớn mọc ở tận cùng hay nách lá. Hoa lưỡng tính, đều, mẫu 5, có lá bắc. Đài rời, xếp thành van. Tràng dính, hình phễu. Nhị 5 dính vào gốc tràng, xếp xen kẽ với cánh hoa. Đĩa mật phát triển. Quả nang chia thuỳ, ít khi quả nạc. Hạt có phôi lớn. Gồm 50 chi, 1.500 loài. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam có chi KL (Ipomoea) có tới 35 loài, đáng chú ý là rau muống, rau muống biển, bìm bìm biếc, cây KL (Ipomoea batatas; tk. lang, dây lang), cây hoa màu lương thực. Thân và cành mọc bò, lá hình tim, có mũi nhọn. Rễ củ màu đỏ, trắng, ruột củ màu trắng, tím, vàng, màu nghệ (khoai nghệ). Hoa hình ống rỗng, màu hồng tím. Được trồng nhiều nơi để lấy củ ăn; ngọn non có thể làm rau xanh, có tính nhuận tràng, thân và lá làm thức ăn nuôi lợn. KL là cây lục bội thể. Nguồn gốc ở Châu Mĩ nhiệt đới, hiện nay được trồng khắp các vùng nhiệt đới và một số vùng cận nhiệt đới, ôn đới. Ở các nước nhiệt đới, KL dễ ra hoa, hạt, nhưng thường trồng bằng đoạn dây, hoặc bằng mầm củ. Có 3 nhóm giống: 1) Nhóm củ thịt mềm, ăn ngon, như khoai lim Bắc Ninh, khoai điệp Quảng Nam, khoai mật Đà Lạt, khoai trắng giấy Nam Bộ, KL bí (ruột vàng). 2) Nhóm củ thịt khô, dễ thái lát, làm bột như KL phụng Nam Bộ, chủng Tainung 55 - 57 Đài Loan. 3) Nhóm củ thịt xơ, năng suất cao nhưng chất lượng kém, thường dùng cho chăn nuôi như KL Hồng Quảng, Bất Luận Xuân. Sản lượng KL hằng năm trên thế giới khoảng 133 triệu tấn, năng suất cao nhất ở Nhật Bản 22 tấn/ha. Thường năng suất canh tác thấp hơn tiềm năng sản lượng đạt được ở các thử nghiệm rất xa.
Phương pháp nhân giống khoai lang


Nhân giống (thông thường bằng dây hoặc bằng củ). Dây giống phải đảm bảo khoẻ mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa.; dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 – 75 ngày tuổi - Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống 25 – 30 cm.
 Chuẩn bị trước khi trồng khoai lang


+ Thời vụ:
- Vụ khoai lang Đông: trồng từ 25/8 đến 10/9.
- Vụ khoai lang Xuân Hè: trồng từ giữa Tháng 2 đến đầu Tháng 3.
+ Chuẩn bị đất:
- Đất trồng phải được cầy bừa kỹ, tơi xốp và sạch cỏ.
- Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, cao 35 – 40 cm. Hướng đông tây là thích hợp nhất (kể cả rãnh).
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai lang
1. Kỹ thuật trồng
- Lưu ý trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ.
- Mật độ trồng: 38.000 – 40.000 dây/ha; khoảng cách dao động 5-6 dây/m chiều dài luống.
- Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này song song với mặt luống), ngọn trên mặt luống 5 - 10 cm (2 đốt), độ sâu vùi khoảng 5 cm.
2. Phân bón
 Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 500 kg phân hữu cơ vi sinh HVP 401B+ 120 kg Urea + 160 kg super lân + 150 kg  Kali + 500 kg vôi + 20 kg HVP Vi lượng ORGANIC.
Kỹ thuật bón:
 Bón lót: 100% phân chuồng + 100% vôi + 100% phân lân + 100% phân hữu cơ vi sinh HVP 401 + 100%HVPVi lượng ORGANIC + 30% phân đạm + 20% phân kali.
Bón thúc:
- Bón thúc lần 1 (sau trồng 20 – 25 ngày): 50% phân đạm + 30% phân kali. Kết hợp xới đất, làm sạch cỏ, vun nhẹ.
-  Bón thúc lần 2 (sau trồng 40 – 45 ngày): 20% phân đạm + 50% phân kali. Kết hợp xới đất, làm sạch cỏ, vun nhẹ.
Sử dụng phân bón lá:
Sau khi trồng 10 ngày sử dụng HVP 6-4-4 K-HUMATphun lên lá hoặc tưới gốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày, giúp cây mau bén rễ sinh trưởng  nhanh. Sau đó sử dụng HVP 1601 (21-21-21) phun định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần giúp cây phát triển nhanh thân lá và rễ.
Khi cây bắt đầu làm củ và nuôi củ (khoảng 45 – 50 ngày sau trồng) phun HVP 1001S (0 – 25 – 25) phun định kỳ 10 ngày lần đến trước khi thu hoạch 10 ngày thì ngưng phun, làm cho nhiều củ, củ to đều, cân nặng, phẩm chất tốt.
3. Chăm sóc
- Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 – 80%, Nếu vụ khoai lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh (cho nước gập 1/2 - 2/3 luống).
- Bấm ngọn: tiến hành sau trồng khoảng 25 – 30 ngày để tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu, tăng cường tích luỹ chất hữu cơ.
- Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.
- Thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Một số đối tượng chính thường hại khoai lang như: Bọ hà, sâu sa, sâu khoang... Để phòng trừ hiệu quả thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Thu hoạch khoai đúng tuổi để tránh bọ hà trong dây khoai bò xuống củ phá hại.
- Xử lý sớm các củ khoai bị bọ hà sau khi thu hoạch để sâu không phá sang các củ lành.
- Cày đất phơi ải, thu dọn các tàn dư như dây hay các mẩu khoai còn sót lại ở ruộng để diệt nơi cư trú, ẩn nấp của bọ hà.
Hoặc dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như: Sherpa, Polytrin, Trebon v.v...
Thời điểm thu hoạch khoai lang
Dựa vào thời gian sinh trưởng của giống và  kết hợp quan sát thấy khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa) thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp

Củ khoai tây

KHOAI TÂY: ( Solanum tuberosum), cây lương thực thực phẩm được trồng hằng năm để lấy củ, họ Cà (Solanaceae). Cây thân thảo, cao 45 - 50 cm, lá kép mọc cách, hình lông chim lẻ. Hoa trắng hay tím, mọc thành xim hai ngả. Quả mọng màu lục, trong, nhiều hạt. Củ do những cành địa sinh (tia thân ngầm) phình lên, ở đầu mỗi củ có nhiều mắt ngủ, nảy thành mầm cây. Cây nguyên sản ở Chilê (Nam Mĩ), được đưa vào Châu Âu thế kỉ 17. Là cây lương thực quan trọng của các nước ôn đới và cận nhiệt đới. Được nhập vào Việt Nam cuối thế kỉ 19. Thời kì kết củ, nhiệt độ thích hợp là 17oC. Ưa đất nhẹ và ẩm mát thường xuyên trong suốt thời gian sinh trưởng (giống sớm từ 70 - 80 ngày, muộn từ 8 đến 9 tháng). Năng suất củ 10 - 20 tấn/ha với giống sớm, 40 - 50 tấn/ha với giống muộn. Có thể trồng bằng củ, hoặc bằng hạt. Vỏ củ có chất solanin độc; củ phát triển ở mặt đất, phơi ra ngoài không khí thì lượng solanin tăng và chất diệp lục xuất hiện lớp vỏ củ xanh, ăn độc.
Ở Việt Nam, có kinh nghiệm trồng KT trên đất ướt: đến thời vụ trồng KT, do mưa muộn, đất còn ướt thì vẫn cày ruộng, lên luống cao bằng các xá cày và trồng khoai bằng cụm trên luống, ở mỗi cụm rắc một ít trấu rồi một lớp đất bột trộn với phân chuồng, đặt củ khoai giống, phủ đất bột và tro lên trên. Sau có nắng hanh, luống khô dần, KT đã mọc, tiếp tục chăm sóc xới đất, làm cỏ, bón phân thúc ruộng khoai như thường.

 
 Phương pháp chọn giống khoai tây

- Các giống được trồng phổ biến hiện nay gồm 07, PO3 và Atlantic. Tuy nhiên giống Atlantic rất mẫn cảm đối với bệnh mốc sương vì vậy trong quá trình trồng và chăm sóc cần hết sức chú ý đến việc phòng trừ bệnh này.
- Cần chọn củ giống đồng đều, đường kính 30 – 40mm, mầm dài 1,5 – 2cm, không bị sứt mẻ, dị dạng, không có các biểu hiện nhiễm rệp, sâu bệnh.
Thời vụ và mật độ khoảng cách trồng khoai tây
+ Thời vụ: Vụ sớm trồng từ 20 đến 25-9; chính vụ trồng từ 10 đến 15-10; vụ muộn từ 10 đến 20-11.
+Mật độ và khoảng cách: Nên trồng khoai tây từ 5-6 khóm/m2 tương đương 1.300-1.500 củ giống/sào. Luống trồng hàng đôi nên bố trí khoảng cách trồng là: 40 x 30 cm, trồng xong phải lấp củ với độ sâu 3-5 cm.
Kỹ thuật bón phân và chăm sóc khoai tây
+ Bón phân: Một sào cần 500-700 kg phân chuồng, 10-12 kg đạm urê, 15-20 kg lân,  9-10 kg kali với cách bón như sau:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 đạm và 1/3 kali.
- Bón thúc lần 1: 1/3 đạm và 1/3 kali kết hợp vun xới lần 1.
- Bón thúc lần 2: hết số đạm và số kali còn lại kết hợp vun xới lần 2.
+ Chăm sóc: Khi trồng tuyệt đối không cho củ giống tiếp xúc với phân hoá học. Đất phải được giữ ẩm thường xuyên để giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển thân, lá, củ được thuận lợi. Giai đoạn trước khi thu hoạch 15-20 ngày tuyệt đối không được tưới nước nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng củ khoai tây. Phòng, trừ sâu bệnh: phun thuốc khi phát hiện rệp, nhện bằng thuốc Confidor, Pegaus, Shepar nồng độ 0,1-0,2%... hoặc trừ bệnh mốc sương bằng thuốc Rhidomil, Zinep 20-25 gr/bình. Phun đều hai mặt của lá.
Thời điểm thu hoạch khoai tây
Thu hoạch khi củ đạt độ chín sinh lý, biểu hiện là thân lá đã chuyển sang màu vàng tự nhiên, củ nhẵn bóng và rắn chắc, nên thu hoạch vào những ngày nắng ráo, loại bỏ cây bệnh trước khi thu hoạch.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp

Khoai môn

Khoai Môn tên khoa học :  Colocasia esculenta
Khoai môn một cây trồng nhiệt đới lưu niên thuộc họ Araceae. Củ khoai môn lớn, trọng lượng có thể lên đến 4 kg, được sử dụng như thực phẩm, luộc hoặc rán như khoai tây, lá non được nấu chín như măng tây. Khoai môn là một trong những loại cây trồng cổ nhất, nó được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới khu vực phía đông của bán cầu và là một thức ăn đặc biệt phổ biến tại châu Đại Dương.
Giống khoai môn

Khoai môn có nhiều giống, chủ yếu được phân làm 2 nhóm chính: Nhóm khoai sọ (Colocasia antiquorum) và nhóm khoai môn (Cocasia esculenta).
Trước khi trồng 1 tháng nên chọn những củ nhánh nhỏ, đều nhau đem giâm trong cát ẩm nơi góc nhà ít ánh sáng cho mọc mầm rồi đem trồng thì tỷ lệ sống mới cao.
Ở miền Bắc khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng và ngứa. Giống khoai sọ núi củ to, nhiều tinh bột, ăn ngon được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Yên Bái, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình... Ngược lại các tỉnh phía Nam khoai môn được trồng nhiều ở vùng đất bãi, đồng bằng để bán cho các cơ sở xuất khẩu. Tuy nhiên, các giống khoai môn miền núi vẫn có thể trồng được ở đồng bằng nhưng nên chọn các vùng đất cao, tơi xốp, dễ thoát nước và đặc biệt là lên luống cao như trồng khoai lang mới không bị sượng và ngứa.
Chuẩn bị đất trồng và yêu cầu về thời vụ
1. Thời vụ trồng
Khoai môn là loại cây nhiệt đới nên có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên thích hợp và cho năng suất cao nhất ở vụ đông xuân. Với các tỉnh phía Nam nên xuống giống từ tháng 10-12, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 năm sau. Các tỉnh miền Bắc do nhiều giống có thời gian sinh trưởng dài hơn (thường từ 8-12 tháng) có 2 vụ trồng khoai môn: Vụ xuân trồng tháng 3-4, vụ thu trồng tháng 8-9.
2. Chuẩn bị đất trồng
Việc trồng cây khoai môn sẽ giúp cho việc tận dụng được đất ở ven suối, đất đồi và những chân ruộng cao thiếu nước. Nên chọn đất tốt, tơi xốp, giàu mùn, cao ráo, dễ thoát nước để trồng khoai môn, khoai sọ. Các loại đất thịt nhẹ, cát pha, đất vườn miền núi, trung du mới khai hoang thường cho năng suất cao, củ to và chất lượng tốt, ăn không sượng, không ngứa. Ngược lại nếu đất thấp, dễ bị ngập nước, nhất là thời gian sắp cho thu hoạch mà bị mưa nhiều hoặc đất ướt thì củ không hình thành bột được, ăn sượng và rất ngứa. Đất được cày sâu, để ải ít nhất 15-20 ngày rồi bừa kỹ, bón nhiều phân hữu cơ và lên luống cao. Luống để trồng khoai môn: luống đôi 1,2-1,4m hoặc luống đơn 60cm, cao 50-60cm.
Kỹ thuật chăm sóc
Trên mặt luống trồng các cây cách nhau 30-40cm, nếu là luống đôi thì hàng cách hàng 60cm. Trộn đều phân với đất và trồng thấp hơn mặt đất 3-4cm. Những ngày đầu tưới nước 1 lần, sau khi khoai đã lên cao có thể tưới rãnh nhưng không để ngập mặt luống. Lượng phân bón được tính cho 1 sào (360m2) bao gồm: 1 tấn phân chuồng hoai mục + 8 kg đạm urê + 30 kg supe lân + 8 kg kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng và 2/3 lân. Bón lót lần 1 khi cây được 3 lá với 1/2 lượng đạm, 1/3 kali kết hợp làm cỏ và vun xới. Bón thúc lần 2 sau trồng 60-70 ngày với lượng đạm và lân còn lại và 1/3 lượng kali. Bón thúc lần 3 sau khi trồng 150 ngày với số phân kali còn lại kết hợp vun gốc cao cho khoai làm củ. Trước khi thu hoạch 1-2 tháng hạn chế tưới nước và ngừng hẳn để củ chuyển hóa tinh bột hoàn toàn. Chú ý phát hiện và phòng trừ một số dịch hại như rệp, nhện đỏ và bệnh thối củ do nấm gây nên.
Thu hoạch khoai môn

Khi thấy cây khoai đã héo rũ, các tàu lá đã lụi dần, đất ở gốc đã nứt nẻ nhiều thì tiến hành dỡ khoai nhẹ nhàng, tránh xây xước, dập nát. Tách củ phân loại theo kích cỡ để tiêu thụ hoặc để làm giống. Bảo quản khoai thương phẩm và khoai giống nơi thoáng mát, cao ráo.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp

 
 

Cừu phan rang


 Cừu phan rang
Giống cừu Phan Rang là một giống cừu được hình thành hơn 100 năm nay. Trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận, là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay.

Tuổi trưởng thành bình quân con cái nặng 39 kg, con đực 43 kg. Khoảng cách lứa đẻ 8 tháng ( 3 lứa trong 2 năm).

Hiện nay tỉnh Ninh Thuận cũng đã nhập về 2 giống cừu từ  Úc là Dorper và White Suffolk. Là những giống có khả năng kháng bệnh cao và chịu nắng hạn tốt, tăng trọng nhanh, có tầm vóc lớn, cho thịt nhiều, ít mỡ. Thích nghi tốt với khí hậu ở Ninh Thuận. Trọng lượng trưởng thành con cái 75 kg, con đực 110kg.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp

Nuôi bò sữa

Cách chọn giống bò sữa

Trong chăn nuôi bò sữa, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng là yếu tố chính quyết định tới năng suất sữa.

- Con giống quyết định sản lượng sữa 40%.

- Thức ăn 30%.

- Nuôi dưỡng chăm sóc 30%.

Khi chọn bò giống, ta chọn những con không bệnh tật, khỏe mạnh và cần căn cứ vào những tiêu chuẩn sau:

1. Đặc điểm ngoại hình:

Bò có ngoại hình cân đối (chiều dài, rộng, sâu). Bầu vú rộng, đều, mềm, đầu thanh nhẹ, bốn chân chắc chắn.

2. Tầm vóc và khối lượng:

- Đối với bò Hà Lan thuần 3-4 tuổi, P: 450-500 kg.

- Bò Hà-Việt 3-4 tuổi, P: 350-390 kg.

- Bò lai Sind 3-4 tuổi, P: 280 - 320 kg.

Xác định thể trọng theo 2 công thức:

a. Công thức Kaxinlo:

P (kg) = Vòng ngực (m) x Dài thân chéo (m) x 87,5

b. Công thức D.W Jonson:

               Vòng ngực x Dài thân chéo

P (kg) = ----------------------------------

                      10.800

3. Di truyền:

Giống bố mẹ tốt, sản lượng sữa cao, chu kỳ cho sữa dài, khỏe mạnh.

4. Khả năng cho sữa:

- Chu kỳ khai thác sữa:

+ Bò Hà - Việt : 270 - 300 ngày.

+ Bò lai Sind : 240 - 170 ngày.

- Năng suất sữa trung bình :

+ Bò Hà - Việt : 08 - 10 kg/ngày.

+ Bò lai Sind : 06 - 08 kg/ngày.

Ngoài ra điều kiện môi trường, khí hậu chuồng nuôi, cách chăm sóc nuôi dưỡng và cách vắt sữa cũng có ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa. 
Phương pháp phát hiện động dục và phối giống cho bò

1. Động dục của bò và thời điểm phối giống :
- Thời gian động dục kéo dài 18-36 giờ, và sau khi đẻ 20-30 ngày thì lên giống trở lại. Thời điểm lên giống tốt nhất là vào lần động dục thứ 2 tức là 45-60 ngày sau khi đẻ (chu kỳ động dục 21 ngày). Đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối giống vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4 để kéo dài chu kỳ vắt sữa.
- Triệu chứng bò động dục: Bò ít ăn, giảm sữa, thường nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy (nếu con ở dưới đứng yên thì bản thân con đó đang lên giống, nếu con ở dưới chạy thì con nhảy lại là con lên giống trừ trường hợp cả hai con đều lên giống).
Biểu hiện cơ quan sinh dục: Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn trong, lỏng sau đặc dần. Kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường, noãn sào to lên. Sau khi rụng trứng chỉ sống được 6-10 giờ.
- Xác định thời điểm phối giống, thời gian rụng trứng: 10-12 giờ sau khi kết thúc động dục còn tinh trùng sống trong cơ quan sinh dục của bò cái 12-18 giờ. Vì vậy ta phải phối giống cho bò 2 lần để rào trước, đón sau, tức là lúc bò chảy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và chuyển màu đỏ sẩm.
2. Phương pháp phối giống cho bò sữa:
- Phối giống trực tiếp: Cho bò đực nhảy trực tiếp nhưng ít lấy được giống tốt và hay bị lây truyền bệnh đường sinh dục. Thông thường người ta chỉ sử dụng phương pháp nầy đối với số bò tơ đã trưởng thành có trọng lượng nhỏ hoặc bò khó phối.
- Phối giống nhân tạo: Dùng tinh đông viên hoặc tinh lỏng đã chế sẳn đưa vào tử cung bò. Với phương pháp phối giống nhân tạo chúng ta có thể chọn giống theo đúng yêu cầu chăn nuôi phù hợp với giống bò mẹ để cho ra đàn con có chất lượng tốt. 
Chăm sóc và đở đẻ cho bò sữa


Bò cái sắp đẻ tách khỏi đàn 15 ngày trước khi đẻ, theo dõi thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời nếu có biến cố xảy ra.
Thông thường, người ta để bò đẻ tự nhiên, sau 2-3 giờ bò chưa đẻ được mới phải can thiệp. Thời gian mang thai của bò là 9 tháng 10 ngày, cũng có nhiều trường hợp chênh lệch lên xuống 5-6 ngày.
1. Vật tư đỡ đẻ:
- Nước muối 10% hoặc thuốc tím 0,1%.
- Cồn Iod hoặc Cồn 750.
- Xà bông, rơm, cỏ khô v.v..
- Thuốc thú y cần thiết khi phải can thiệp: Oxytocin, Vitamin C, camphora.
2. Phương pháp đỡ đẻ:
- Sát trùng tay bằng Cồn, tắm rửa bò sạch sẽ nhất là phần mông và âm hộ.
- Kiểm tra xem thuận hay nghịch (thai thuận đầu và 2 chân trước hướng ra ngoài, mọi tư thế khác đều gọi là thai nghịch, ta phải sữa lại tư thế thai hay chuẩn bị để có thể can thiệp kịp thời).
Trước khi đẻ bọc ối vỡ, bò rặn và thai lọt ra ngoài. Nếu bò mẹ yếu ta phải kéo thai (lợi dụng lúc bò rặn mới kéo) hoặc kích thích cho bò rặn bằng cách chích cho mỗi con khoảng 100 - 150 UI Oxytocin (Tùy trọng lượng cơ thể) chia 2-3 lần cách nhau 30 phút, chú ý tuyệt đối không được chích quá liều cho phép vì Oxytocin có thể là mẹ rặn quá mức dẫn đến bể tử cung.
Bê lọt lòng để bò mẹ liếm, nếu không phải dùng khăn lau khô bóc móng cho bê đứng, rốn cắt cách bụng 15 cm sát trùng bằng Cồn Iod cho đến khi khô. Bò đẻ xong nên cho uống nước hòa cám và muối. Sau 1 - 2 giờ bê cứng cáp bắt đầu cho bê bú sữa đầu.
Chuồng bò đẻ và chuồng bê phải luôn khô ráo sạch sẽ.
3. Giai đoạn hậu sản:
- Cho bò ăn thức ăn bồi dưỡng và thức ăn xanh non.
- Dùng bock rữa tử cung bò bằng nước sát trùng khoảng 3-4 ngày đầu để ngừa viêm.
- Chế độ vắt sữa: Những ngày đầu bò mới đẻ thường thường bầu vú còn cứng do đó lúc vắt sữa ta phải lấy nước nóng chườm bầu vú cho mềm lại đồng thời tăng cường xoa bóp bầu 3 - 4 lần/ngày cho đến khi bầu vú bò mềm hẳn thì lúc đó sản lượng sữa mới tăng dần lên được. Chế độ luyện vú nầy phải làm thường xuyên và liên tục trong thời gian khoảng 10 ngày. Nếu sữa bò vắt có màu hồng ta phải giảm bớt lượng thức ăn tinh. 
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp


Nuôi bò thịt

BÒ : (Bos), chi động vật có vú nhai lại, họ Trâu bò (Bovidae), nay còn lại một loài Bos taurus, trong đó có B Zebu (B u) là tổ tiên của các giống B nuôi hiện nay. B có đặc điểm chung: sừng rỗng, dạ dày 4 túi, bầu vú có núm, dưới cổ có yếm, đuôi dài có túm lông ở mút đuôi. B rừng được thuần hoá thành B nhà khoảng 8 - 7 nghìn năm tCn. Qua quá trình thuần hoá, B là vật nuôi có nhiều ưu điểm về sinh trưởng và sinh sản: là động vật đơn thai, B cái chửa trung bình 280 ngày, đẻ năm một; với kĩ thuật thụ tinh nhân tạo và công nghệ sinh học (cấy phôi), B có thể sinh đôi, sinh ba. B ăn cỏ là chính (trong khẩu phần ăn, thức ăn thô xanh chiếm 90%, thức ăn tinh 10%), nhưng khả năng tăng trọng một ngày đêm có thể đạt trên 1 kg. B có hệ thần kinh phát triển nên có khả năng thích nghi, chống chịu tốt hơn nhiều loài vật nuôi khác. B động dục quanh năm, nên dễ điều khiển mùa vụ sinh đẻ.
Trên thế giới, B có khoảng hơn 500 giống, tổng số hơn 1.200 triệu con.
Một số giống B được ưa chuộng hiện nay: B Sarôle là giống B thịt chuyên dụng của Pháp; B Jơxy là giống B sữa có nguồn gốc từ đảo Jơxy (Anh), thích hợp với điều kiện nhiệt đới; B Xin thuộc nhóm B Zebu, xuất xứ từ tỉnh Xin (Sindh; Pakixtan), đã được lai với giống Việt Nam thành     B lai Xin, có năng suất thịt, sữa cao hơn giống địa phương; B sữa giống Hà Lan (B Hônxtainơ - Friexian); B nâu Thuỵ Sĩ (bò Brao Xuyt) kiêm dụng thịt sữa. Xt. Trâu bò.
Chọn giống bò thịt:
Bò nội có ưu điểm là thích nghi với khí hậu nóng ẩm, phù hợp với tập quán nuôi tận dụng, chịu được kham khổ nhưng tầm vóc lại nhỏ, tăng trọng chậm, tỷ lệ thịt xẻ thấp.
Để chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả cao nên lai tạo giống nhằm tạo ra nguồn giống có ưu thế về năng suất và trọng lượng, lại phù hợp với điều kiện, tập quán chăn nuôi của từng địa phương.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học khuyến cáo cho nông dân sử dụng các giống bò có năng suất cao để phối giống cho đàn bò cái nội sinh sản để từng bước nâng cao tầm vóc, trọng lượng và sức sản xuất của con lai.
Chọn giống:
- Chọn nhóm bò lai Zebu (gồm 3 con giống chính: bò Sind, bò Sahiwal và bò Brahman). Đây là những giống bò xuất phát từ những nước nhiệt đới, có khả năng chống chịu được với khí hậu ở Việt Nam.
- Bò Sind: có lông màu cánh gián, con đực trưởng thành nặng 450-500kg, con cái nặng 320-350kg. Khối lượng sơ sinh 20-21kg, tỷ lệ thịt xẻ 50%, phù hợp với điều kiện chăn nuôi chưa đảm bảo thường xuyên về thức ăn xanh và hạn chế nguồn thức ăn tinh.
- Bò Sahiwal: ngoại hình gần giống bò Sind nhưng tầm vóc cao hơn. Con đực trưởng thành nặng 500-550kg, con cái nặng 400kg, phù hợp với điều kiện chăn nuôi trung bình tức là đảm bảo tương đối đầy đủ lượng thức ăn tinh và thức ăn xanh.
- Bò Brahman: được nuôi rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có màu lông trắng xám hoặc đỏ. Ngoại hình chắc, hệ cơ phát triển, tai to cụp xuống. Con đực trưởng thành nặng 600-700kg, con cái nặng 380kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 52,5%. Bò này yêu cầu cao về lượng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh vì vậy thích hợp với những nơi có điều kiện chăn nuôi tốt, am hiểu về kỹ thuật chăn nuôi, hiệu quả kinh tế rất cao.
Ngoài 3 giống trên, nguồn giống khác được tạo ra từ đàn bò sữa cũng đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi bò thịt.
Để chủ động giống trong chăn nuôi bò thịt nên nuôi bò sinh sản để lai tạo giống nhằm cho ra giống bò thịt hiệu quả nhất và phù hợp với điều kiện chăn nuôi.
Tạo giống:
Muốn tạo giống phát triển đàn bò thịt, trước hết phải tạo đàn bò cái giống để làm nền cho lai tạo với giống bò đực có tầm vóc lớn hơn và giống bò Vàng của Việt Nam là thích hợp nhất vì nó thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu được mức độ nuôi dưỡng kém, chống chịu được nhiều loại bệnh tật, ký sinh trùng, mắn đẻ nhưng tầm vóc nhỏ bé.
Người ta lấy bò cái Vàng làm nên cho lai với đực giống Zebu tạo ra con lai F1. Tiếp tục lấy con lai F1 cho lai tiếp với đực Zebu tạo ra con lai F2. Con lai F2 này được dùng làm giống để phát triển đàn bò thịt chất lượng cao.
Để giảm tỷ lệ rủi ro cho chăn nuôi bò sinh sản nên chọn con có trọng lượng từ 160kg trở lên, ngoại hình đẹp, tính hiền lành, mắn đẻ, phàm ăn, không có vú lép, mông nở. Việc phối giống phải thông qua các kỹ thuật viên cơ sở.
Nuôi dưỡng chăm sóc vỗ béo theo giai đoạn

* Giai đoạn nuôi lớn - từ 6 - 21 tháng tuổi:

   Trong giai đoạn này bê non hoàn thiện các cơ quan nội tạng, phát triển mạnh các chiều cơ thể và tăng trọng nhanh. Chính vì vậy, cần cung cấp cho bê các loại thức ăn nhiều protein như cỏ họ đậu (cỏ stylo, lá keo dậu...), khô dầu, bột cá và nếu cần thiết, có thể bổ sung thêm urê vào khẩu phần dưới các dạng khác nhau. Hàng ngày chăn thả bê non trên bãi hoặc trên cánh đồng 8-10 giờ, để bê có thể tận dụng được nhiều cỏ tươi, đồng thời bê có điều kiện vận động dưới nắng ấm, cơ thể tổng hợp được nhiều vitamin D làm cho bộ xương phát triển vững chắc.
* Giai đoạn vỗ béo - từ 22 đến 24 tháng tuổi:
   Nuôi vỗ béo, là một phương thức chăn nuôi thâm canh được áp dụng trong một thời gian ngắn trước khi giết thịt nhằm đạt mức tăng trọng cao, tích luỹ mỡ nhanh, giảm chi phí sản xuất, đồng thời cải thiện chất lượng thịt và tăng hiệu quả chăn nuôi.
Hiệu quả vỗ béo bò thịt phụ thuộc vào:
- Tuổi vỗ béo: vỗ béo bò ở lứa tuổi còn non cho hiệu quả cao. Bởi vì, bò non có tốc độ lớn nhanh, với bộ răng chắc khoẻ nên khả năng tiêu hoá và đồng hoá thức ăn tốt hơn, khả năng tích luỹ cũng cao hơn. Hơn nữa, vỗ béo ở lứa tuổi còn non cho tỷ lệ thịt sẽ cao, chất lượng và độ mềm của thịt tốt hơn. Có thể bắt đầu đưa vào vỗ béo từ 22 tháng tuổi.
- Giống bò đưa vào vỗ béo: Những giống bò chuyên dụng thịt cho kết quả vỗ béo tốt nhất so với các giống bò kiêm dụng hoặc các giống bò địa phương. Bởi vì, chúng đã được chọn tạo để sản xuất thịt, có khả năng tăng trọng cao và cho tỷ lệ thịt sẽ cao.
- Thức ăn sử dụng để vỗ béo: Có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vỗ béo và phẩm chất thịt bò. Số lượng và chất lượng thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc vỗ béo. Ngoài ra, kỹ thuật cho ăn và cả phương thức chế biến thức ăn cũng có tác dụng đối với hiệu quả của vỗ béo.
Thông thường, thức ăn của bò vỗ béo bao gồm cỏ tươi, cỏ khô, rơm lúa khô, thức ăn tinh và thức ăn củ quả. Cần cho ăn loại thức ăn tinh giầu năng lượng để giúp cho cơ thể tích luỹ mỡ nhanh và bò chóng béo. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng gia đình, mỗi ngày có thể cung cấp cho mỗi con bò vỗ béo 1-2kg thức ăn tinh. Trong giai đoạn này cần hạn chế bê non vận động bằng cách chăn thả gần chuồng để tập trung chất dinh dưỡng vào việc tích luỹ mỡ và nâng cao độ béo.
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, một số lượng lớn trâu bò sau một thời gian sử dụng không còn khả năng sinh sản, làm việc được nữa và được giết thịt. Loại trâu bò này thường gầy yếu, tỷ lệ thịt sẽ thấp và chất lượng thịt không cao, nếu không được vỗ béo trước khi giết mổ. Vỗ béo loại trâu bò này để làm sao sau giai đoạn vỗ béo khối lượng cơ thể tăng 15-20%. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả trên đồng bãi, kết hợp với thêm cỏ, rơm và thức ăn tinh tại chuồng. Đối với các tỉnh phía Bắc, tốt nhất là vỗ béo trâu bò vào mùa Thu, vì lúc này lượng cỏ tươi phong phú, hơn nữa, thời tiết cũng mát mẻ. Còn đối với các tỉnh phía Nam, có thể vỗ béo trâu bò quanh năm, nhưng vỗ béo vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 là kinh tế nhất. Thời gian vỗ béo loại trâu bò này thường là 3 tháng:
- Tháng thứ nhất: tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, tẩy giun sán cho trâu bò và cho ăn đủ rơm, cỏ. Đối với những con gầy yếu thì cho ăn thêm các loại thức ăn giàu đạm để nhanh chóng phục hồi cơ thể, tạo đà cho những tháng tiếp theo.
- Tháng thứ hai: chăn thả gần, cho ăn cỏ thoả mãn, tăng lượng thức ăn tinh, bảo đảm đủ nước uống.
- Tháng thứ ba: cung cấp cho trâu bò loại thức ăn giàu gluxit, chăn thả gần chuồng để hạn chế tiêu hao năng lượng và tăng tích luỹ mỡ.
Người ta đều biết rằng trâu bò là con vật sử dụng có hiệu quả thức ăn thuộc tất cả các loại hệ thống nuôi dưỡng. Trong điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta có hai cách vỗ béo thích hợp là:
- Vỗ béo bằng chăn thả: chăn thả trâu bò trên bãi chăn 8-10 giờ mỗi ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công phu cắt và vận chuyển về chuồng. Ban đêm bổ sung thêm thức ăn tinh và muối ăn. Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tươi tương đối khá, bảo đảm cho trâu bò mỗi ngày thu lượm được 20-25kg cỏ tươi.
- Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: áp dụng cho những nơi ít bãi chăn (như vùng đồng bằng, vùng ven đô, khu công nghiệp). Trâu bò chỉ tận dụng được một phần hoặc một nửa khẩu phần thức ăn trên bãi chăn. Phần còn lại phải bổ sung tại chuồng nuôi, trong đó phải lưu ý đến thức ăn tinh.
Dù áp dụng phương thức vỗ béo nào và với đối tượng trâu bò nào, việc bảo đảm nước uống cho trâu bò là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa khô hanh. Luôn luôn phải bảo đảm cho trâu bò có nước uống sạch sẽ và cho uồng không hạn chế. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và dẫn đến giảm khối lượng cơ thể.
 
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp

Dê núi

DÊ: (Capra hircus), gia súc nhỏ có sừng, bộ Guốc chẵn (Artiodactyla), phân bộ Nhai lại (Ruminantia), họ Bò (Bovidae), phân họ Dê (Caprovinae), được thuần hoá ở thời kì đồ đá từ hai loài D rừng (Capra aegagerus và Capra falconeri). Sừng rỗng, cong hình cung về phía sau; cằm có túm lông dài giống chùm râu. Giỏi leo trèo, nhảy trên dốc, đồi, núi, vv. Sống khoảng 10 - 12 năm. Trong một năm, D cái có thể đẻ 1 - 2 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con. Chửa 150 ngày. Có 2 dòng chuyên hoá do chọn giống: D thịt, nuôi lấy thịt và da; con đực nặng 60 kg, con cái 50 kg, giết lấy thịt khi đạt 6 tháng tuổi. D sữa chuyên nuôi để lấy sữa, sản lượng sữa khoảng 310 - 560 kg/con.chu kì (180 - 240 ngày). Ở Việt Nam, D nuôi rải rác trong nhân dân, lấy thịt là chính, chưa có nhiều sản phẩm hàng hoá. Gần đây, đã có nơi nuôi D lấy sữa.
Kỹ thuật chọn giống Dê

1. Chọn dê cái giống hướng sữa
Lựa chọn những con có đầu rộng hơi dài, hàm khỏe, vẻ mặt linh hoạt; cổ dài mềm mại nhọn về phía đầu; chân trước thẳng, cân đối; lưng thẳng có một lõm ở phía xương chậu thể hiện khả năng tiêu hóa tốt. Núm vú to dài 4-6cm gắn chặt vào phần bụng, thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú, gân sữa chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước, gân sữa càng gấp khúc dê càng nhiều sữa. 
Ngoài ra còn chú ý chọn những con dê cái từ giống có sức chống chịu cao, ăn tốt và chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh không phù hợp, có năng suất sữa cao, dễ vắt sữa, mắn đẻ và thời gian cho sữa kéo dài.
2. Chọn dê cái giống hướng thịt
Chọn những dê cái có thân hình đều đặn, đầu nhỏ, cổ vừa phải và thon; ngực nở và sâu; lưng thẳng và rộng; chân khỏe; da mềm mại, lông mượt. Bộ phận sinh dục nở nang, khi phối giống lần đầu đạt thể trọng từ 18 – 20kg lúc 9 – 10 tháng tuổi.
3.Chọn dê đực giống hướng sữa
Nên chọn những dê đực để giống có thân hình cân đối, đầu rộng,  cổ to ngực nở, tứ chi khỏe mạnh, cứng cáp chắc chắn, hai tinh hoàn to và đều đặn. chọn con đực từ bố mẹ có năng suất cao, ở lứa thứ 2 và thứ 4. chọn con đực là con một. chọn những dê đực có khả năng thụ tinh mạnh và tỷ lệ thụ thai cao. chọn dê bố tốt có vai trò rất quan trọng vì nó góp 50% đặc tính di truyền tiết sữa của dê con sau này.
4. Chọn dê đực giống hướng thịt
Dê đực có đầu to, cổ khỏe, thân hình cân đối, xương chắc, đùi nổi bắp thịt, khoeo rộng, hai tinh hoàn to và đều nhau, dáng điệu nhanh nhẹn, linh hoạt, tính dục hăng và được chọn từ đàn có bố mẹ đẻ sai, đàn con khỏe mạnh, ăn tốt chóng lớn. Dê đực có sức chống chịu cao, chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh không phù hợp.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp

Quả mận

Chi Mận mơ hay chi Anh đào (danh pháp khoa học: Prunus) là một chi của một số loài (khoảng 200) cây thân gỗcây bụi, bao gồm mận, anh đào, đào, hạnh. Theo truyền thống nó được đặt trong họ Hoa hồng (Rosaceae) như là một phân họ là phân họ Prunoideae (hay Amygdaloideae), nhưng đôi khi được đặt thành một họ riêng của chính nó là Prunaceae (hay Amygdalaceae). Phân loại gần đây của Potter và ctv (2007) đặt chi này trong tông Amygdaleae của phân họ Spiraeoideae mở rộng.
Trong chi này có vài trăm loài, chúng phân bổ rộng khắp khu vực ôn đới của Bắc bán cầu.
Hoa của chúng thường có màu từ trắng tới hồng, với 5 cánh và 5 đài hoa. Hoa mọc đơn hay thành kiểu các hoa tán với 2-6 hoa hoặc nhiều hơn trên mỗi cành hoa. Quả của mọi loài Prunus là loại quả hạch với "hột" tương đối lớn. Lá đơn và thông thường có hình mũi mác, không thùy và có răng cưa ở mép lá.
Hoa đào và mai trắng (Prunus mume), hai loại hoa Xuân truyền thống ở miền Bắc Việt Nam thuộc chi này.

Giống mận và phương pháp nhân giống
1. Giống mận
Mận chua: Danh từ chung để chỉ nhiều giống mận, trồng đã từ lâu ở miền đồng bằng. Quả chín đỏ hoặc vàng. Hoa ra sớm, đầu tháng 1 khoảng 1 tháng trước Tết âm lịch. Quả chín vào tháng 5, 6, chất lượng trung bình hoặc thấp vì không những chua mà có vị chát, đắng. Sản lượng khá nhưng cao thấp tùy năm và tùy nơi. Tính thích nghi mạnh.
Mận thép: Trồng phổ biến ở các xã ven sông Hồng vùng Yên Bái, Bắc Phú Thọ, có giống chín sớm ra hoa trước Tết quả chín vào đầu tháng 5, màu vàng, nặng 10-25g. Hạt nhỏ, thịt giòn, hơi chua.
Mận hậu: Trồng nhiều ở vùng Bắc Hà, M­ờng Kh­ơng tỉnh Lao Cai. Quả to khối lượng 20-30g. Khi chín màu xanh vàng. Thịt rất giòn, độ chua thấp nên vị ngọt. Khi chín quả nhũn nên không mang đi xa, và cũng không dùng đóng hộp được, là một loại chín trung bình ở các vùng cao. Đ­a xuống trồng ở các vùng thấp, lớn chậm, ra hoa kết quả khó.
Mận Tam Hoa: còn gọi là mận Quảng Đông, mới nhập sang Việt Nam khoảng hơn 10 năm. Tán cây hình ô, rỗng giữa vì không có thân chính. Quả tròn, màu vàng, ruột đỏ thắm, nặng trung bình 20-30g, quả to nhất nặng 60g. Chất lượng vào loại tốt nhất hiện nay, độ chua vừa phải (0,4-0,6%). Dùng làm nguyên liệu đồ hộp rất tốt.
2. Nhân giống
a) Dùng hạt
Nên bỏ phương pháp này và chỉ nên trồng hạt để sản xuất gốc ghép.
b) Dùng mầm rễ
Một đặc điểm của mận là rễ ăn nông; khi làm cỏ, l­ỡi cuốc chạm phải rễ, thì ở đầu rễ bật lên những cây con ở xa gốc mẹ có khi tới 4-4m, có thể đánh đi trồng. Cũng có thể đặt kế hoạch chặt đứt rễ để chủ động tạo ra các mầm rễ. Chú ý không áp dụng biện pháp này đối với các cây mận ghép vì gốc ghép là cây mận dại và mầm rễ cũng là của mận dại.
c) Ghép
Gốc ghép có thể là mận, đào, lê dại, cây chua chát, tóm lại những cây họ Hoa hồng.
Nên chọn gốc ghép tùy theo đất trồng; nếu đất sâu thoát nước và muốn mận chóng ra quả thì ghép lên gốc đào; nếu đất sâu, hơi hạn và không chua thì ghép lên gốc mơ, nhưng trường hợp này chậm ra quả và hay có hiện trạng gốc bé thân to, nếu đất hơi nông nhưng đủ độ ẩm và muốn mận sống lâu, tuy ra quả muộn một chút thì ghép lên gốc mận. ở miền Bắc Việt Nam, có lẽ ghép trên gốc mận chua là thích hợp vì:
- Dễ kiếm hạt.
- Hạt mận chua đã nhiệt đới hóa nên dễ nảy mầm.
Một số vấn đề cần chú ý khi ghép mận là:
1. Ương cây mận con từ hạt tuy dễ hơn đào nhưng khó hơn đa số các loại hạt khác. Phải phơi trong râm, ủ một thời gian ở cát ẩm độ 4,5 tháng sau đó mới nảy mầm được. Trong khi ủ, không tủ rác, không t­ới quá ẩm, vì dễ bị thối hạt. ở Lạng Sơn có một loại đào dại gọi là mắc phăng mọc bên suối, quả nhỏ, chất lượng quả kém, nhưng lấy hạt gieo mọc nhanh và nhiều hơn mận, vậy có thể là một gốc ghép tốt.
2. Mận chín tháng 6, hạt ủ từ tháng 7 đến tháng 10, đem trồng ở vườn ghép; tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau mới nảy mầm, nếu chăm sóc tốt thì tháng 7, 8, 9 năm sau mới ghép được, tức là sau khi trồng ở vườn ghép 9, 10 tháng; lúc này mắt ghép ở cây giống đã chín, ghép thuận tiện. Nếu gốc ghép còn bé, phải đợi lâu hơn nữa. Vì vậy nguyên tắc là phải chăm sóc gốc ghép thật tốt để gốc ghép lớn nhanh, chóng đạt tiêu chuẩn ghép.
3. Mắt ghép lấy ở cành xiên, tuổi từ 4 tháng đến 6, 7 tháng non hoặc già quá đều không tốt.
Vì mận ra nhiều cành, khi cắt cành để lấy mắt ghép, cành tốt nhất chỉ to bằng cây bút chì, thông thường bé hơn nên khóc bóc mắt. Vậy ở những vườn ­ơng lớn, khi ghép hàng vạn cây nên có các vườn gỗ ghép riêng nghĩa là những vườn mận trồng để lấy gỗ ghép làm giống không phải là vườn trồng để lấy quả; chăm sóc tốt vườn gỗ ghép để có nhiều cành, nhiều mắt đạt tiêu chuẩn.
4. Mận rất dễ ghép, ghép mắt hay cành đều được. Để tiết kiệm giống, nên ghép mắt, bóc vỏ bỏ gỗ đi. Nếu cành ghép quá nhỏ, khó bóc mắt có thể ghép cành, cắt vát rồi luồn xuống d­ới vỏ gốc ghép.
5. Thời vụ ghép: từ tháng 3, 4 đến tháng 9, 10 đều có thể ghép được. Tháng 3, 4 khó lấy mắt ghép vì đầu mùa mận đ­ơng ra hoa kết quả, ch­a ra cành mới và mắt ở các cành cũ thì phần lớn đều đã bật lên thành búp. Ghép tháng 6, 7 thì tuy dễ lấy mắt ghép, dễ góc vỏ nhưng độ nhiệt cao, m­a nhiều, tỉ lệ sống không cao. Thuận lợi nhất là ghép tháng 8, 9 cuối mùa m­a, cây còn nhựa, trời đã mát, vừa dễ lấy mắt ghép, vừa dễ sống.
6. Viện Cây ăn quả ở Phú Hộ và những người trồng đào chơi hoa Tết vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Hà Nội kiếm cây đào con hoặc mận con làm gốc ghép nh­ sau: tháng 5, 6 lên Sapa nhổ cây con mọc dại ở d­ới gốc cây đào hay mận. Mỗi chuyến đi một người có thể nhổ được hàng ngàn cây, cắt bớt lá, buộc từng túm mang về ­ơng, chỉ sau 3, 4 tháng là có thể ghép. Theo cách này không phải ủ hạt, nhưng cây con yếu, gốc ghép khó đạt tiêu chuẩn.
Mật độ và khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng 5m hoặc 5 x 4m (400-500 cây/ha). Đất xấu trồng mau, đất tốt trồng thưa hơn. Ghép lên gốc đào, cây mọc khỏe tán to, cũng trồng thưa hơn khi ghép lên gốc mận
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mận

1. Bổ hốc, đánh cây
Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải. Mận cũng như hồng là một cây rụng lá nên thời gian trồng thuận tiện nhất là tháng 12, 1 khi cây nghỉ Đông.
Thời kỳ này có thể trồng rễ trần nghĩa là đánh cây lên, rũ hết đất; nếu có đất bùn ao tốt nhúng vào rễ bùn sau đó bó từng bó 10, 20 cây sau vài ngày trồng vẫn có thể sống 100%.
Không thể trồng rễ trần các tháng khác khi cây đang sinh trưởng. Muốn trồng sống vào bất cứ thời gian nào trong năm nên ương cây trong bầu bọc polyetylen, 6-10kg đất, ghép khi cây còn ở bầu, bóc vỏ bỏ polyetylen khi trồng.
2. Đốn cành tạo hình
a) Chỉ có thể tạo hình trên cơ sở chăm sóc tốt cây con ngay từ đầu, cắm cọc chống khi cần để có thân chính thẳng. Cũng như các cây ăn quả khác, hãm ngọn thân chính để tạo nên 3-5 cành khung hay nhiều hơn tùy theo sức cây và chân cành khung trên thân chính phải cách nhau đều, khoảng 20-30cm.
b) Tạo quả. Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật thành cành lớn do đó mận là cây chịu đốn; vậy cành vượt, cành già bắt đầu khô, cành manh, đều có thể tỉa bớt, cắt bỏ từ chân cành. Tất cả các giống mận của ta đều thuộc loại mận Trung Quốc, nụ hoa ra nhiều nếu thụ phấn tốt không sợ thiếu quả mà thường hay xảy ra tình trạng quả ra quá nhiều.
3. Tỉa quả
Tỉa quả là một điều bắt buộc đối với mận vì:
- Quả sau khi tỉa đều, to và mã quả đẹp hơn nếu không tỉa.
- Tỉa quả là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa gãy cành (cành mận dòn dễ gãy).
- Tỉa quả giảm số công thu hoạch vì quả to, phân bố đều trên cành.
Phương pháp tỉa: có thể tỉa bằng tay, đợi đến tháng 4 khi quả đã to bằng hạt đỗ tương (đậu nành) thì tỉa. Nguyên tắc tỉa: không để chùm và quả nọ cách quả kia 4-5cm trên cành quả.
4. Bón phân, tưới nước, làm cỏ
Mặc dù mận trồng được ở đất xấu, cần phải bón nếu muốn đạt sản lượng cao. Tốt nhất trong điều kiện Việt Nam là phân chuồng để ải; số lượng khi trồng bỏ dưới hốc: 30-40kg.
Những năm sau bón tháng 12 khi cây nghỉ Đông. Sau khi cây ra quả, thời kỳ cần bón nhất là tháng 6, 7 sau khi thu hoạch.
Trong các yếu tố dinh dưỡng, đạm và kali cần nhất rồi đến lân. Lượng phân khoáng thường bón 300-500g/cây amôn sunfat khi cây chưa ra quả; 1-1,5kg khi cây đã có quả rồi. Tính ra NPK nguyên chất 1 hecta đương thu hoạch bón khoảng 100kg N, 100-150 P2O5, 150-200kg K2O.
Mận thường trồng ở đất gò, dốc, xa nước nên tập quán là trồng không tưới. Nếu trồng gần nhà một vài cây, tháng 3, 4 khi quả non đương lớn, và nếu trời hạn, tưới cho mỗi gốc một vài thùng nước rất có lợi.
Mận sợ cỏ vì rễ ăn nông, vì vậy lúc nào gốc mận cũng nên giữ sạch cỏ. Tốt nhất nên phủ rác quanh gốc, dưới tán cây, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm. Dùng cuốc xới cỏ quanh gốc thường làm đứt rễ, vì vậy khi có cỏ nên làm thật sớm khi cỏ chưa lớn để khỏi phải cuốc sâu và tốt nhất nên nhổ cỏ bằng tay.
5. Trừ sâu bệnh
Trên núi cao, với điều kiện khí hậu thích hợp, nhất là về nhiệt, cây mận mọc khỏe, không có sâu bệnh đáng kể. ở đây trồng giống mận chua, chống sâu sâu bệnh cũng khỏe, nên ít khi người ta bắt sâu phun thuốc. Nếu chăm bón tốt và nếu lại trồng những giống mận ngon quả to, sâu bệnh vẫn nguy hiểm. Những loại chính là:
- Bệnh chảy gôm: phổ biến ở đào, mận. Cách phòng: không đốn cành non, đặc biệt cành hơi to. Khi phải đốn, dùng cưa và dao sắc để vết thương chóng lành, phòng trừ sâu đục thân, sâu ăn vỏ cũng giảm bớt bệnh.
- Bệnh khô cành: mận Tam Hoa trồng ở vùng thấp hay mắc. Triệu chứng: cành nhỏ khô từng vết khi vết loang ra bao trùm cả cành thành một vòng thì lá và quả non đang lớn héo đi, lấy dao cạo vỏ thì thấy dưới vết khô gỗ biến màu nâu, ống dẫn nhựa bị tắc do đó cành héo. Có thể bệnh do một loại vi khuẩn gây ra. Phòng trừ bằng thuốc bordeaux ít tác dụng. Cắt cành khô đem đốt, tháng 12 khi cây ngừng sinh trưởng, làm giảm bệnh. ở trại Lý Nhân ghép lên mận chua, mận Tam Hoa ít bệnh hơn trồng bằng cành chiết.
- Bệnh nấm đỏ (Polystigma rubrum) ở Sapa, Mèo Vạc, đặc biệt những nơi ẩm lá mận bị hại thành từng vết tròn màu đỏ da cam có nhiều bào tử nấm. Trị bằng thuốc bordeaux rất có hiệu lực.
ở trung du và đồng bằng, những sâu chính hại mận có: xén tóc, mối, sâu róm ăn lá và quả non, sâu đục nõn, nhưng không có sâu nào đặc biệt nguy hiểm.
Thu hoạch và chế biến
Mùa mận chín là tháng 5-6 ở đồng bằng, 7-8 ở miền núi. Xác định độ chín căn cứ vào màu sắc quả. Vị trí chuyển màu trước tiên là vết lõm ở đuôi quả nơi xa cuống nhất. Màu xanh nhạt dần chuyển sang vàng nhạt rồi vàng sẫm, đỏ hoặc tía tùy giống.
Hái xanh hai chín căn cứ vào mục đích sử dụng. Nếu để ăn tươi thì người ta hái sớm, nhiều ít tùy theo nơi sử dụng xa hay gần nơi sản xuất vì quả càng chín càng nhũn khó vận chuyển, và càng phải mang đi xa càng phải hái sớm khi mận còn hơi xanh. Chú ý điểm sau đây: mận để lâu trên cây không những hàm lượng đường tăng nhanh mà thể tích, khối lượng quả cũng tăng. Ví dụ mận Tam Hoa hái chín già so với khi mới chín cách nhau chỉ mươi ngày nhưng khối lượng có thể tăng tới 30%. Vì vậy hái sớm có thể là một nguyên nhân thất thu. Hái muộn quá thì ngược lại có thể làm cho cây yếu sức đi.
Hái xanh hay chín còn tùy giống, ví dụ mận Hậu Bắc Hà khi chín rất nhũn không mang đi xa được, do đó phải hái tương đối xanh. Nếu hái mận khi bắt đầu chín có thể bảo quản 10-15 ngày, quả mềm dần nhưng chưa thối.
Mận phơi khô phải hái lúc thật chín vì lúc này hàm lượng đường cao nhất. Chế mận khô có thể phơi, dùng nhiệt mặt trời, hoặc sấy ở lò. Độ nhiệt sấy lúc đầu là 50-60oC sau tăng dần lên nhưng không bao giờ được cao quá 72-73oC. Thời gian sấy vào khoảng 24-36 giờ và sau khi sấy độ ẩm chỉ còn khoảng 20%. 100kg mận tươi sau khi sấy còn khoảng 32-36kg mận khô.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp
 

 

Củ lạc

Lạc, còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng (danh pháp khoa học: Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại TrungNam Mỹ. Nó là loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 3-50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1-7 cm và rộng 1-3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7 cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển. Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất loài có hypogaea nghĩa là "dưới đất" để chỉ đặc điểm quả được dấu dưới đất. Trong cách gọi tên tiếng Việt, từ "lạc" có nguồn từ chữ Hán "lạc hoa sinh" (落花生) mà có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis".
Hạt lạc (ánh lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit.
Kỹ thuật chọn giống lạc 
- Chọn những quả lạc to, hạt chắc, không dập nứt mỏ quả, không sâu bệnh, có tỷ lệ nảy mầm từ 80% trở lên.
- Trước khi gieo phơi lại quả giống, chỉ nên bóc vỏ trước khi trồng 1-2 ngày.
- Lượng giống cần dùng cho 1 ha từ 180 - 200 kg lạc quả. Các giống lạc quả to cần khoảng 210 -220kg/ha. 
Thời vụ trồng và một số yêu cầu kỹ thuật
1. Thời vụ trồng
 Từ 15-20/1-20/2, chỉ nên trồng kéo dài đến 28/2. Các giống như Sen Nghệ An, Sen lai, V79, L14, L18, LO2, LO8, MD7 chỉ nên trồng đến 30/1.
 
 2. Kỹ thuật làm đất
 
- Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, khi làm đất đảm bảo đất tơi xốp, sạch cỏ, thoát nước.
- Ruộng trồng lạc nhất thiết phải lên luống. Mặt luống rộng từ 1-1,2m, chiều cao của luống từ 18-20cm, rãnh luống rộng 30cm. Lên luống rất thuận tiện cho việc chăm sóc
3. Mật độ và khoảng cách trồng
 
- Mật độ hợp lý từ 33 -41 cây/m2.
- Gieo theo hàng: với khoảng cách
30cm x 10cm x 1hạt (247.500 cây/ha)
30cm x 8cm x 1 hạt (307.500 cây/ha)
- Gieo hốc: với khoảng cách
30cm x 20cm x 2 hạt (247.500 cây/ha)
30cm x 15cm x 2 hạt (285.000 cây/ha)
- Độ sâu lấp hạt: từ 2-3cm, gieo xong nên nén nhẹ mặt luống
Kỹ thuật bón phân và chăm sóc cho cây lạc
1. Lượng phân bón và cách bón
 * Lượng phân:
- Phân hữu cơ: 8-10 tấn/ha
- Phân urê: 55-75kg/ha
Phân vô cơ là phân đơn
- Supe lân (hoặc lân Văn Điển):
350-450 kg/ha
- Kali clorua: 80-120 kg
- Vôi: 300-500 kg/ha   
* Cách bón:
- Bón lót: toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân lân và 1/2 lượng vôi.
- Bón thúc lần 1 (lúc lạc 3lá): 2/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali.
- Bón thúc lần 2 (lúc tàn lứa hoa đầu): 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali và 1/2 lượng vôi còn lại.
* Lưu ý: Bón thúc lần 1 nên bón xa gốc (8-10cm), bón thúc lần 2 kết hợp vun cao.
Phân NPK loại 5-15-10
- Bón lót: 20 kg phân ví sinh hoặc 400 kg phân chuồng/sào + 8kg NPK 5-15-10/sào.
- Bón thúc lần 1: 14 kg NPK 5-15-10/sào
-Bón thúc lần 2: 8 kg NPK 5-15-10/sào
 
2. Chăm sóc sau khi trồng
 
- Dặm cây: dặm cây mất sớm bằng hạt đã ủ nảy mầm.
- Xới xáo lần 1: lúc cây có 3 lá, xới nhẹ tay, sâu 3-4 cm trên toàn mặt luống, kết hợp bón thúc lần 1.
- Xới và vun cao: lúc tàn lứa hoa đầu, xới sâu 5-7cm toàn mặt luống, kết hợp bón phân lần 2, vun cao 3-5cm vào gốc lạc.
- Tưới nước: đảm bảo cho đất đủ ẩm. Chú trọng chống hạn khi lạc ra hoa, làm quả. Nơi có mưa giông vào tháng 4, tháng 5 chú ý chống úng cục bộ cho ruộng lạc.
- Phòng trừ sâu bệnh: nên trồng lạc luân canh với cây họ hòa thảo và các cây trồng khác, sử dụng giống chống chịu bệnh.
+ Phòng trừ sâu xám: lúc lạc nảy mầm đến khi cây có 3 lá bằng cách sử dụng Basudin 10H (Vibasa 50ND) để xử lý đất trước khi gieo trồng với lượng 25-30 kg/ha.
+ Phòng trừ rệp, sâu ăn lá từ lúc cây có 1 lá đến lúc làm quả.
+ Phòng trừ bệnh héo rũ: phát hiện sớm kịp thời nhổ bỏ những cây bị bệnh và sat trùng vị trí cây bị bệnh bằng vôi bột hoặc thuốc hóa học như Bavitin 50 FL (0,5kg/ha), Enxin 5,5 HP (1kg/ha).
Phương pháp thu hoạch và bảo quản
- Thu hoạch: khi cây có 80% số quả có mặt trong lớp vỏ quả màu nâu đen.
- Phơi quả lạc: sau khi thu hoạch phải phơi ngay, không chất đống hoặc cho vào bao lâu, rải mỏng lạc, phơi liên tục 6-7 nắng, sao cho để khi nguội bóc vỏ dùng tay xoay nhẹ vỏ lụa tróc là được.
- Bảo quản: cất trữ lạc ở nơi thoáng mát, khô ráo để trong chum, vại hoặc trong bao hai lớp, cách ly hạt lạc với không khí đến mức thấp nhất
 
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp