Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Bệnh rối loạn tiền đình


Ảnh minh họa
TTO - Xin cho hỏi về căn bệnh rối loạn tiền đình. Nguyên nhân và cách điều trị, cách hạn chế tình trạnh tái phát? Bệnh có nguy hiểm không?(Tranyen)
Trả lời của phòng mạch online:
Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình
Thăng bằng cơ thể:
Ðứng trên trái đất, con người luôn luôn chịu nhiều sức ép hút lôi cuốn nên dễ ngả nghiêng. May mắn là tạo hóa đã cho ta một cơ chế để giữ cơ thể được thăng bằng. Khả năng này tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương. 
-Mắt thu nhận các dữ kiện về vị trí và sự di động của cơ thể trong không gian rồi chuyển lên não.
-Thụ cảm thần kinh da tại các khớp xương và cột sống cho biết phần nào của cơ thể chạm xuống mặt đất; thụ cảm trong bắp thịt và xương cho biết phần nào của cơ thể đang chuyển động;
-Bộ phận mê đạo và tiền đình ở tai trong có trách nhiệm cung cấp cho não bộ các cảm giác về tư thế, vị trí và sự xoay của cơ thể cũng như sự hiện diện các vật chung quanh. Các chuyển động như quay mình, nghiêng qua phải qua trái, tới phía trước phía sau, lên trên hay xuống dưới đều được các bộ phận này ghi nhận.
Mê đạo (labyrinth) là một hệ thống cuộn gồm các xoang và ống, tạo thành một cơ quan để giữ thăng bằng cơ thể và nghe âm thanh. Bộ phận này gồm có ba xương hình bán khuyên nho nhỏ, một dung dịch chất lỏng, các dây thần kinh và một số sợi cảm xúc mềm nhỏ li ti.
Tiền đình (vestibule) tai là xoang của mê đạo xương có chứa tiều nang và thông nang là cơ quan chịu trách nhiệm sự cân bằng cơ thể.
Não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cơ thể. Khi não bộ không sử dụng được các tín hiệu này, hoặc các tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì ta sẽ bị mất thăng bằng. Say sóng khi đi tàu biển, chóng mặt khi ngồi xe là do cùng nguyên tắc. Ngồi trong máy bay gặp gió bão, máy bay chòng chành, ta không nhìn thấy thay đổi bên ngoài nhưng tai tiếp thu sự giao động, ta thấy choáng váng, xây xẩm.
Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống , dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát nếu không lưu ý kỹ.
Biểu hiện : Người cứ thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng nhiều khi bị mất thăng bằng..Nếu bạn nhắm mắt lại cũng thấy nhà cửa đang quay cuồng.. Bệnh  hay tái phát, gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Đó là bạn đang gặp phải chứng rối loạn tiền đình.
Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu.
Biến chứng:
Chóng mặt có thể tăng nguy cơ té ngã; tăng nguy cơ tai nạn khi lái xe hoặc điều khiển máy tự động. Người bị rối loạn tiền đình  thường thấy mệt mỏi, đi lại khó khăn, không muốn tham gia vào các sinh hoạt thường lệ, bỏ các thú vui tiêu khiển.
Các vị cao niên là rất hay bị mất thăng bằng cơ thể và là lý do thông thường để các cụ đi bác sĩ khám bệnh. Ngoài ra vì chóng mặt, các cụ hay bị té ngã, với gẫy xương hông, có thể đưa tới tàn tật.và các hậu quả khác nếu không điều trị.
Khi mắc phải những triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến khám ở chuyên khoa nội thần kinh, hoặc chuyên khoa tai - mũi - họng, để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân mà có hướng chữa trị thích hợp. Việc chữa trị rối loạn tiền đình phần lớn là điều trị nội khoa và cần đề phòng, tránh để bệnh tái phát, nhất là với rối loạn tiền đình ngoại biên.
Bạn viết ngắn quá nên không thể biết là bạn bị rối loạn tiền đình thể gì? Có một số người hay bị viêm xoang, khi thời tiết thay đổi cũng bị rối loạn tiền đình. Bạn nên đi khám chuyên khoa thần kinh để loại trừ những tổn thương thực thể. Có khi nguyên nhân bệnh bé tý nhưng bạn quá lo lắng chăng?
BS LÊ THÚY TƯƠI - Theo TTO

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Kỹ thuật trồng dưa lê


Dưa lê có yêu cầu về nhiệt độ từ 18 - 32oC. Do đó thời vụ gieo trồng cây này có thể kéo dài từ giữa mùa xuân tới giữa mùa thu hằng năm. Nhưng thời vụ gieo trồng chính của nhiều nơi lại là khoảng tháng 2-3 dương lịch và được thu quả từ quãng tháng 5-6.
Đất trồng dưa lê cần chọn chân cao, đất tốt, đất thịt nhẹ hay cát pha. Đất xấu, đất cát cần tăng thêm phân bón lót và tăng thêm lần bón thúc. Đất sét, đất thịt nên xới xáo nhiều hơn và bón tăng phân hữu cơ. Đất cần luôn luôn ẩm, song lại phải thật thoát nước. Sau mỗi trận mưa rào, nước cần được tháo bỏ thật nhanh.
Về ánh sáng, dưa lê cũng như tất cả các giống dưa khác đều yêu cầu rất lớn, đất không thông thoáng, bị che lấp ánh sáng không nên trồng dưa lê. Để đảm bảo cho cây dưa con tốt, đồng đều tiên cho việc chăm sóc như nhau, cần gieo hạt dưa vào các bầu bằng ni lông. Đất gieo hạt dưa dùng loại đất tốt, phơi ải, trộn đều với 1/4 lượng phân tốt mục. Mỗi bầu gieo 1 - 2 hạt dưa, cắm đầu nhọn xuống, phủ đất mỏng, giữ ẩm đều tránh mưa nắng lớn và giá rét đầu vụ. Lượng phân bón lót cho mỗi 1.000 m2 đất (Khoảng 3 sào Bắc bộ) chừng 3-5 tấn phân chồng hoai cộng 1,5 tạ vôi bột cùng 8kg đạm, 25kg lân và 8kg kali nguyên chất.
- Bón thúc lần thứ nhất khi cây có 2-3 lá thật, kết hợp với xới đất sâu làm cỏ và vun gốc, vun nhẹ với khoảng 2kg đạm và 2kg kali nguyên chất.
- Bón thúc lần hai sau lần thứ nhất 40-45 ngày, khoảng 2kg đạm và 2kg kali nguyên chất. Kết hợp vun xới làm cỏ và bấm ngọn cho cây phát triển nhánh.
- Bón thúc lần thứ ba, khi cây bắt đầu nở hoa. Khoảng sau khi trồng 60-70 ngày. Cũng kết hợp vun xới và làm giàn.
Sau khi trồng 90 - 100 ngày sẽ được thu hoạch quả chín. Đặc điểm của dưa lê là cây cho cả hoa đực và hoa cái như tất cả các cây trong họ bầu bí. Nhưng ở hoa cái của dưa lê vẫn tồn tại cả nhị đực. Do đó cây rất dễ thụ phấn và đậu quả. Một đặc điểm quan trọng nữa là, cây dưa lê cho hoa ở ngay nách lá đầu tiên của cành nhánh. Nên muốn dưa lê sai quả cần lưu ý tới khâu bấm ngọn cho cây phân nhánh. Có nhiều cách bấm ngọn cho cây phân nhánh.
1. Nếu làm giàn, thì nên làm giàn theo kiểu hình chữ nhân và luống được đánh theo hướng đông tây cho cả ngày cây dưa lê đều được hưởng ảnh nắng. Luống đánh cao 30 - 35cm, rộng 1,2 - 1,5m, bổ rãnh hai hàng, cách nhau 60 - 70cm, bón phân vào rãnh, trộn đều với đất rồi san bằng và trồng mỗi cây một hốc, cách nhau 30 - 35cm. Khi cây bắt đầu leo thì làm giàn. Mỗi cây dưa được cắm hai cọc giàn. Khi cây có 6 - 7 lá thật thì bấm ngọn, để cây sinh các nhánh con, để lại 2 nhánh to khỏe nhất, còn lại bấm bỏ hết. Hai nhánh con này cho leo lên hai cọc giàn, lên cao 30 - 40cm lại buộc dây đỡ. Mỗi nách lá sẽ lại phát sinh một nhánh cháu. Mỗi đốt lá đầu tiên sẽ cho một hoa cái để cho quả. Quả đậu rồi thì giữ lại không cho sinh nhánh và ngoi ngọn tiếp. Mỗi nách lá của một nhánh con sẽ cho một quả. Làm cách này cây tuy ít nhánh, ít quả, song quả do có giàn, ít bị giun dế làm thối quả.
2. Nếu không làm giàn, thì đánh luống rộng hơn 1,5 - 1,8m. Bỏ hốc ở giữa luống, bón phân lót trộn đất vào cào bằng các hố cách nhau 80-100cm, trồng mỗi hốc 3 - 4 cây dưa đều nhau, sau này dãn cây về các phía và cho bò đều trên mặt luống. Khi bấm ngọn, ta có thể làm theo các cách sau:
Cách 1: Sau lá thứ 5 thì bấm ngọn cho cây lên nhánh cháu và chỉ giữ lại hai nhánh to khỏe. Khi 2 nhánh con có 5-6 lá thì lại bấm ngọn cho mỗi nhánh mọc được 5 nhánh cháu thì lại bấm ngọn. Mỗi nhánh cháu có 5-6 lá lại bấm ngọn lần nữa để mỗi nhánh cháu có 5 nhánh chắt. Mỗi cây dưa được bấm ngọn ba lầm và cho tới 72 nhánh con, cháu chắt. Chúng có khả năng cho tới mỗi cây 72 hoa cái có khả năng cho quả.
Cách 2: Sau khi cây có 6-7 nhánh thật thì bấm ngọn và chỉ để 4 nhánh con; mỗi nhánh con có 5-6 lá lại bấm ngọn và lấy mỗi nhánh con 5 nhánh cháu. Sau hai lần bấm ngọn, mỗi cây dưa lê sẽ cho tới 24 hoa cái có khả năng cho quả. Sau đó để cây phát triển tự nhiên, sinh thêm lá quang hợp nuôi quả.
Cách 3: Cũng bấm ngọn khi cây có 5-6 lá và để đúng 5 nhánh con. Sau đó cho chúng phát triển tự nhiên. Hai cách sau có thể bổ hốc dầy hơn ở giữa luống hoặc trồng thành một hàng dọc. Các nhánh phát triển tự nhiên vẫn cho quả, song số quả ta không kiểm soát được, dễ có quả nhỏ. 

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

English - Fruits (Trái cây)

Apple - Trái bom hoặc trái táo


Banana - Trái chuối


Watermelon - Trái dưa hấu


Clementine - Tráo quýt


Durian - Trái sầu riêng


Grape - Trái nho


Jack Fruit - Trái mít


Lime or Lemon - Trái chanh


Orange - Trái cam


Mango - Trái xoài


Papaya - Trái đu đủ



Dragon Fruit - Trái thăng long


Cherry - Trái Cherry



Melon - Dưa tây


Pineapple - Trái thơm


Strawberry - Trái dâu


Pear - Trái lê


Mangosteen - Măng cụt


Coconut - Trái dừa


Avocado - Trái bơ


Kiwi - Trái Kiwi


Peach - Trái đào


Longan - Trái nhãn


Rambutan - Trái chôm chôm


Lychee - Trái vải


Guava - Trái ổi


Milk Apple, Star Apple - Trái vú sữa


Water apple = Trái mận


Plum = Trái mận Hà Nội


Custard Apple - Trái na hoặc trái mãn cầu


Persimmon - Trái hồng


Star Fruit - Trái khế


Tamarine - Trái me


Pomegranate- Trái lựu


Grapefruit - Trái bưởi


Winter melon- Trái bí đao


Date Fruit - Trái chà là


Nhớ được nhiêu đây à ... ai nhớ thì reply thêm luôn tên tiếng anh nhá:

Đậu đen - thuốc kỳ diệu

B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI  
Có hai loại đậu đen là loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh gọi là đậu đen xanh lòng được sử dụng làm thuốc nhiều hơn.
Loại đậu này nhiều sách cổ Trung Hoa có viết: Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt đến già vẫn đọc được chữ; hay sách Đông y đời Mãn Thanh ghi đậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau, trừ chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn, đắp lên chỗ sưng đau sẽ chóng lành. Hay ăn đậu đen thường xuyên phòng được chứng ban trái. 
Còn sách “Bản thảo bị yếu” viết: Đậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại; có công hiệu bổ thận và điều hòa hệ thống tim mạch. Nhờ sử dụng đậu đen thường xuyên mà có cụ già trên 80 tuổi vẫn không phải đeo kính lão, lên xuống cầu thang không biết mệt, viết tay không run. Táo bón nhờ đậu đen làm nhuận tràng, đại tiện trở lại bình thường…
Sách “Thọ thân dưỡng lão tân thư” viết: Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy nuốt 27 hạt đậu đen tròn; đến nay đã già nhưng mắt vẫn tỏ, tai vẫn thính như tuổi thanh xuân. Sách “Dưỡng lão càn thư” của Huy Thân viết: “Mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng, suốt đời sáng mắt, thính tai, đen tóc, tiêu mụn nhọt”...
Sau đây xin giới thiệu vài phương thuốc trị bệnh từ đậu đen xanh lòng để tham khảo và áp dụng. Hy vọng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.
* Dùng đậu đen xanh lòng: Theo sách “Lãnh Hải Y Thoại” của La Đình Phổ đời Thanh Trung Quốc có ghi khí của đậu đen xanh lòng làm minh mục (sáng mắt), bổ thận, tim, gan, thính tai, đen tóc, mạnh gân cốt, nhuận trường, không táo bón rối loạn, giải độc, tiêu thủy, thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không đau vặt. Phương thuốc cho người lớn.
Nguyên liệu: 49 hạt đậu đen xanh lòng (không mọt, hạt mẩy đều, nếu được loại mới càng tốt).
Cách làm và sử dụng: Đếm đủ 49 hạt (không được thừa thiếu), sau rửa sạch bằng nước sôi để nguội. Cho 49 hạt đậu đen xanh lòng vào ly sạch, cho nước sôi nguội vào vừa đủ ngập, (nếu không mắc các chứng kiêng muối mặn như cao huyết áp, phù… thì có thể cho cùng vài hạt muối ăn vào trong ly có đậu đen rồi đổ nước vào đậy kín không sợ bụi bặm, côn trùng bay vào…) để vài tiếng hoặc qua đêm. Sáng mai thức dậy, đánh răng rửa mặt xong là uống hết 49 hạt đậu ngâm này cùng nước ngâm đậu.
Nếu không đủ nước chiêu đậu có thể uống bằng nước lọc (nhớ khi nuốt đậu đen xanh lòng này không được nhai vỡ ra, cũng không được giã, tán mà nuốt chửng như uống thuốc, nếu nhai là không đạt). Sau 30 phút (là thời gian tối thiểu) mới được ăn điểm tâm. Trong suốt thời gian dùng thuốc đậu đen này không phải kiêng cữ bất cứ gì. Ai cũng uống được kể cả già trẻ. Có thể uống không thời hạn; tuy nhiên thời gian uống ít nhất cũng phải hàng tháng mới hiệu nghiệm. Phương này có thể sử dụng cho cả người mắc bệnh tiểu đường.
Liều sử dụng cho trẻ: Đậu đen xanh lòng ngâm nước lọc qua đêm sáng uống. (Lưu ý cho trẻ uống cần cẩn thận không dễ bị lạc vào đường khí quản; do vậy cần chia làm nhiều lần uống và cũng sau 30 phút mới được ăn sáng và đừng ngâm quá lâu đậu sẽ bị lên men là không đạt).
Trẻ 3 – 10 tuổi ngày uống 7 hạt.
Trẻ 11 – 16 tuổi uống 21 hạt/ngày.
Trẻ 17 trở lên uống 49 hạt/ngày như người lớn.
Các phương trị liệu khác từ đậu đen:
*Chữa đau bụng dữ dội: Đậu đen 50g sao cháy hoặc sắc với rượu uống. Cũng có thể sắc với nước sau pha chút rượu vào uống cũng được.
*Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: Đậu đen 200g, sao vàng ngâm rượu uống.
*Chữa trúng phong cấm khẩu không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động được, hoặc đau bụng đầy hơi, hay ngất rồi tỉnh lại (dùng hỗ trợ hay trong điều kiện không có cơ sở y tế): Dùng đậu đen lớn hạt nấu bỏ bã lấy nước cô thành cao mà ngậm. Sử dụng lâu ngày mới có công hiệu.
*Chữa ngộ độc rau quả: Đậu đen tán nhỏ ngâm rượu vắt lấy nửa thăng (tức 0,5 lít) nước cốt, chia ra uống trong ngày.
*Chữa say rượu bất tỉnh: Đậu đen 1 thăng (1.000g) sắc lấy nước chia ra uống nhiều lần cho nôn ra thì khỏi.
*Chữa trúng hàn: Đậu đen sao cháy, đang lúc còn nóng đổ rượu vào uống xong thì trùm mền vào cho ra mồ hôi thì khỏi.
*Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: Đậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát, sắc lấy 6 phần nước, giã gừng sống vắt lấy 1 chén nước hòa vào rồi chia ra uống dần sau bữa ăn.
*Chữa trĩ ra máu (trường phong hạ huyết): Đậu đen xanh lòng, lấy bồ kết sắc lấy nước rổi tẩm vào đậu đen một chốc, sau đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ ngoài, tán nhỏ, lấy nước mỡ lợn trộn lẫn viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên chiêu với nước gạo Tần mễ rất công dụng.
*Chữa phù thũng nằm ngồi không yên: Đậu đen 1 thăng (1.000g), nước 5 thăng (tức 5 lít), nấu còn 3 thăng (tức 3 lít), lại chế vào 5 thăng rượu (5 lít), xong nấu tiếp cạn còn 3 thăng (3 lít), chia ra làm 3 lần, uống lúc còn nóng cho đến khi khỏi mới thôi.
*Chữa bụng trướng do ăn cá độc: Đậu đen sắc lấy nước uống khi còn ấm.
*Chữa đau đầu: Đậu đen 3 phần sao hơi có khói và cho vào 5 phần rượu ngâm trong 7 ngày, đậy kín sau đưa ra uống hết.
*Chữa mất ngủ: Đậu đen nấu nóng rồi cho vào một vỏ gối đen mà gối đầu, khi nguội lại thay đậu đen nóng khác.
*Kinh trị âm chứng bí phương: Lấy lượng đậu đen vừa phải, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.
*Chữa chứng đái tháo đường: Chọn một trong hai phương pháp sau:
- Đậu đen tán nhỏ, dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm (âm can) 100 ngày sau tán làm thành viên to chừng 2g. Mỗi ngày uống 1 viên, uống hết thuốc là bệnh khỏi.
- Đậu đen, thiên hoa phấn hai vị có lượng như nhau, tán nhỏ trộn hồ làm viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 70 viên, lấy đậu đen sắc lấy nước làm thang uống thuốc, ngày uống 2 lần, rất công hiệu. Phương này có tác dụng hay với chứng tiêu khát do thận hư.
*Chữa tiêu chảy hoắc loạn: Đậu đen 1 vốc nghiền sống rồi hòa với nước uống.

Kỹ thuật trồng Đậu đen (Đỗ đen)

www.rauquatunhien.blogspot.com
Cách làm đất và chọn đất: Đỗ đen thích nghi với các loại đất tơi xốp, không qúa ẩm ướt.   Cách làm đất:  Cày hoặc cuốc lật đất phơi khô, rồi bừa hoặc đập nhỏ đất, nhặt sạch cỏ và đánh luống với chiều rộng 1,2 m, cao 35 cm, dài tùy thuộc vào diện tích đất vườn.
Cách chọn giống:
Chọn hạt to tròn đều to bằng nhau, vỏ mịn, không sước.

Cách trồng:
Sẻ rãnh ngang luống cách đều nhau 25 cm, sâu 10 cm, rộng 15 cm.
Lớp đầu tiên trong rãnh lót 1 lớp trấu rồi cho lân rắc đều lên và phủ kín đất tơi xốp cuối cùng bỏ hạt giống cách đều nhau từ 10 - 15 cm, rồi lấp rơm phủ lên luống cho kín (Mục đích hạt chóng nảy mầm, vừa không cho chim kiến tha hạt đi, vừa làm cho cỏ chậm phát triển và giữ độ ẩm cho đất).

Làm cỏ và chăm sóc:
Khi dây đỗ mọc dài 20 cm thì làm cỏ đợt 1 và vun gốc, khi dây dài 40 - 45 cm thì cắt hết ngọn đến khi được 2 tháng thì làm cỏ đợt 2.
Sau khi cây ra quả và quả thật già thì tiến hành thu hoạch.
Kiểm tra thăm vườn nếu phát hiện sâu bệnh thì mua thuốc về phun.

Sâu bệnh:
Thường hay có dệp ăn lá, hoa, quả, sâu cuốn lá nhỏ - dùng thuốc phun  để diệt.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Công dụng của dưa bở


Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức. Để chữa chứng nhiệt, phiền khát, tiểu tiện rít, không thông thoát, đại tiện táo bón, có thể lấy quả dưa bở 250 g, bỏ vỏ, ăn cả hạt. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, lợi niệu.
Thịt quả dưa bở vị ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu. Đây là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức.
Cuống dưa bở tính hàn, vị đắng, có độc; có công năng gây nôn, tống các thứ tồn tích trong dạ dày ra, lợi thủy. Trung y ngay từ thời Nhà Hán đã biết dùng cuống quả dưa bở để thúc nôn phong đàm và thức ăn không tiêu trong dạ dày ra. Y học hiện đại cũng khẳng định rằng, trong cuống quả dưa bở có chất melotoxin, loại thuốc đặc hiệu quan trọng thúc nôn, hạ thủy, làm tiêu tan hoàng đản.
Sau đây là vài bài thuốc từ dưa bở:
Chống ngứa, chữa mề đay: Lá cây dưa bở nấu lấy nước tắm.
Chữa mụn trứng cá và có vết sắc tố, làm da nhẵn mịn: Quả dưa bở, táo tàu mỗi thứ 250 g rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, cho thêm 150 g cà rốt đã luộc nhừ, tất cả nghiền cho thật nhuyễn, chia ăn 2 lần trong ngày. Thuốc có tác dụng nhuận phế, kiện tì, dưỡng da rất tốt.
alt
Dưa bở chữa mụn trứng cá và có vết sắc tố, làm da nhẵn mịn.
Chữa đau khớp đầu gối: Hạt dưa bở 100 g, ngâm trong ít rượu trắng, 10 ngày sau lấy ra nghiền nát, mỗi lần ăn 10 g, uống thêm chút ít rượu, ngày 3 lần. Thuốc có tác dụng trừ phong, hoạt huyết.
Chú ý: Những người tì vị hư hàn, bụng trướng tức, đại tiện phân loãng không ăn loại dưa này. Những người bị xuất huyết, thể chất hư nhược thì không được uống các loại nước thuốc bằng cuống quả dưa bở.
 (www. suckhoedoisong.vn)

Ngải cứu - rau ăn - vị thuốc


Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh...
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng ngải cứu:
Chữa kinh nguyệt không đều: 8g ngải cứu khô, đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa và tối. Hoặc ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 8g. Tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống khi thuốc còn ấm. Cả hai đơn thuốc trên nên uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
Chữa đau đầu:  Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn  nóng. Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.
Trị chứng đau bụng do lạnh: Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải cứu tươi 70g, hơ nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.
Chữa đau lưng do gai cột sống: Ngải cứu tươi 250g, dấm gạo 150ml, miếng vải mỏng, mềm. Ngải cứu rửa sạch, giã nát. Dấm đun cho nóng. Dùng mảnh vải gói ngải cứu giã nát trộn với dấm đã đun nóng đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, nên hâm nóng thuốc thường xuyên. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Và thực hiện liên tục từ  3 - 5 tháng.
An thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, 50g lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước uống, nên cho ít đường dễ uống. Ngày uống 1 lần sau khi ăn sáng.
Giúp tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh: Ngải cứu tươi 200g, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất, mỗi vị 10g, gà ri 1 con. Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ xâm xấp nước, cho gia vị vừa đủ, đun cho đến khi gà mềm nhừ. Nên ăn nóng. Một tuần ăn 1 lần. Bài thuốc này giúp cơ thể khoẻ mạnh, xương cốt dẻo dai.         


Nguồn www.suckhoedoisong.vn