Chi Mận mơ hay chi Anh đào (danh pháp khoa học: Prunus) là một chi của một số loài (khoảng 200) cây thân gỗ và cây bụi, bao gồm mận, anh đào, đào, mơ và hạnh. Theo truyền thống nó được đặt trong họ Hoa hồng (Rosaceae) như là một phân họ là phân họ Prunoideae (hay Amygdaloideae), nhưng đôi khi được đặt thành một họ riêng của chính nó là Prunaceae (hay Amygdalaceae). Phân loại gần đây của Potter và ctv (2007) đặt chi này trong tông Amygdaleae của phân họ Spiraeoideae mở rộng.
Trong chi này có vài trăm loài, chúng phân bổ rộng khắp khu vực ôn đới của Bắc bán cầu.
Hoa của chúng thường có màu từ trắng tới hồng, với 5 cánh và 5 đài hoa. Hoa mọc đơn hay thành kiểu các hoa tán với 2-6 hoa hoặc nhiều hơn trên mỗi cành hoa. Quả của mọi loài Prunus là loại quả hạch với "hột" tương đối lớn. Lá đơn và thông thường có hình mũi mác, không thùy và có răng cưa ở mép lá.
Hoa đào và mai trắng (Prunus mume), hai loại hoa Xuân truyền thống ở miền Bắc Việt Nam thuộc chi này.
1. Giống mận
Mận
chua: Danh từ chung để chỉ nhiều giống mận, trồng đã từ lâu ở miền đồng
bằng. Quả chín đỏ hoặc vàng. Hoa ra sớm, đầu tháng 1 khoảng 1 tháng
trước Tết âm lịch. Quả chín vào tháng 5, 6, chất lượng trung bình hoặc
thấp vì không những chua mà có vị chát, đắng. Sản lượng khá nhưng cao
thấp tùy năm và tùy nơi. Tính thích nghi mạnh.
Mận
thép: Trồng phổ biến ở các xã ven sông Hồng vùng Yên Bái, Bắc Phú Thọ,
có giống chín sớm ra hoa trước Tết quả chín vào đầu tháng 5, màu vàng,
nặng 10-25g. Hạt nhỏ, thịt giòn, hơi chua.
Mận
hậu: Trồng nhiều ở vùng Bắc Hà, Mờng Khơng tỉnh Lao Cai. Quả to khối
lượng 20-30g. Khi chín màu xanh vàng. Thịt rất giòn, độ chua thấp nên vị
ngọt. Khi chín quả nhũn nên không mang đi xa, và cũng không dùng đóng
hộp được, là một loại chín trung bình ở các vùng cao. Đa xuống trồng ở
các vùng thấp, lớn chậm, ra hoa kết quả khó.
Mận
Tam Hoa: còn gọi là mận Quảng Đông, mới nhập sang Việt Nam khoảng hơn
10 năm. Tán cây hình ô, rỗng giữa vì không có thân chính. Quả tròn, màu
vàng, ruột đỏ thắm, nặng trung bình 20-30g, quả to nhất nặng 60g. Chất
lượng vào loại tốt nhất hiện nay, độ chua vừa phải (0,4-0,6%). Dùng làm
nguyên liệu đồ hộp rất tốt.
2. Nhân giống
a) Dùng hạt
Nên bỏ phương pháp này và chỉ nên trồng hạt để sản xuất gốc ghép.
b) Dùng mầm rễ
Một
đặc điểm của mận là rễ ăn nông; khi làm cỏ, lỡi cuốc chạm phải rễ, thì
ở đầu rễ bật lên những cây con ở xa gốc mẹ có khi tới 4-4m, có thể đánh
đi trồng. Cũng có thể đặt kế hoạch chặt đứt rễ để chủ động tạo ra các
mầm rễ. Chú ý không áp dụng biện pháp này đối với các cây mận ghép vì
gốc ghép là cây mận dại và mầm rễ cũng là của mận dại.
c) Ghép
Gốc ghép có thể là mận, đào, lê dại, cây chua chát, tóm lại những cây họ Hoa hồng.
Nên
chọn gốc ghép tùy theo đất trồng; nếu đất sâu thoát nước và muốn mận
chóng ra quả thì ghép lên gốc đào; nếu đất sâu, hơi hạn và không chua
thì ghép lên gốc mơ, nhưng trường hợp này chậm ra quả và hay có hiện
trạng gốc bé thân to, nếu đất hơi nông nhưng đủ độ ẩm và muốn mận sống
lâu, tuy ra quả muộn một chút thì ghép lên gốc mận. ở miền Bắc Việt Nam,
có lẽ ghép trên gốc mận chua là thích hợp vì:
- Dễ kiếm hạt.
- Hạt mận chua đã nhiệt đới hóa nên dễ nảy mầm.
Một số vấn đề cần chú ý khi ghép mận là:
1.
Ương cây mận con từ hạt tuy dễ hơn đào nhưng khó hơn đa số các loại hạt
khác. Phải phơi trong râm, ủ một thời gian ở cát ẩm độ 4,5 tháng sau đó
mới nảy mầm được. Trong khi ủ, không tủ rác, không tới quá ẩm, vì dễ
bị thối hạt. ở Lạng Sơn có một loại đào dại gọi là mắc phăng mọc bên
suối, quả nhỏ, chất lượng quả kém, nhưng lấy hạt gieo mọc nhanh và nhiều
hơn mận, vậy có thể là một gốc ghép tốt.
2.
Mận chín tháng 6, hạt ủ từ tháng 7 đến tháng 10, đem trồng ở vườn ghép;
tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau mới nảy mầm, nếu chăm sóc tốt thì tháng
7, 8, 9 năm sau mới ghép được, tức là sau khi trồng ở vườn ghép 9, 10
tháng; lúc này mắt ghép ở cây giống đã chín, ghép thuận tiện. Nếu gốc
ghép còn bé, phải đợi lâu hơn nữa. Vì vậy nguyên tắc là phải chăm sóc
gốc ghép thật tốt để gốc ghép lớn nhanh, chóng đạt tiêu chuẩn ghép.
3. Mắt ghép lấy ở cành xiên, tuổi từ 4 tháng đến 6, 7 tháng non hoặc già quá đều không tốt.
Vì
mận ra nhiều cành, khi cắt cành để lấy mắt ghép, cành tốt nhất chỉ to
bằng cây bút chì, thông thường bé hơn nên khóc bóc mắt. Vậy ở những vườn
ơng lớn, khi ghép hàng vạn cây nên có các vườn gỗ ghép riêng nghĩa là
những vườn mận trồng để lấy gỗ ghép làm giống không phải là vườn trồng
để lấy quả; chăm sóc tốt vườn gỗ ghép để có nhiều cành, nhiều mắt đạt
tiêu chuẩn.
4.
Mận rất dễ ghép, ghép mắt hay cành đều được. Để tiết kiệm giống, nên
ghép mắt, bóc vỏ bỏ gỗ đi. Nếu cành ghép quá nhỏ, khó bóc mắt có thể
ghép cành, cắt vát rồi luồn xuống dới vỏ gốc ghép.
5.
Thời vụ ghép: từ tháng 3, 4 đến tháng 9, 10 đều có thể ghép được. Tháng
3, 4 khó lấy mắt ghép vì đầu mùa mận đơng ra hoa kết quả, cha ra cành
mới và mắt ở các cành cũ thì phần lớn đều đã bật lên thành búp. Ghép
tháng 6, 7 thì tuy dễ lấy mắt ghép, dễ góc vỏ nhưng độ nhiệt cao, ma
nhiều, tỉ lệ sống không cao. Thuận lợi nhất là ghép tháng 8, 9 cuối mùa
ma, cây còn nhựa, trời đã mát, vừa dễ lấy mắt ghép, vừa dễ sống.
6.
Viện Cây ăn quả ở Phú Hộ và những người trồng đào chơi hoa Tết vùng Yên
Phụ, Nghi Tàm, Hà Nội kiếm cây đào con hoặc mận con làm gốc ghép nh
sau: tháng 5, 6 lên Sapa nhổ cây con mọc dại ở dới gốc cây đào hay mận.
Mỗi chuyến đi một người có thể nhổ được hàng ngàn cây, cắt bớt lá, buộc
từng túm mang về ơng, chỉ sau 3, 4 tháng là có thể ghép. Theo cách này
không phải ủ hạt, nhưng cây con yếu, gốc ghép khó đạt tiêu chuẩn.
Mật độ và khoảng cách trồng
Khoảng
cách trồng 5m hoặc 5 x 4m (400-500 cây/ha). Đất xấu trồng mau, đất tốt
trồng thưa hơn. Ghép lên gốc đào, cây mọc khỏe tán to, cũng trồng thưa
hơn khi ghép lên gốc mận
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mận
1. Bổ hốc, đánh cây
Bổ
hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải. Mận cũng như
hồng là một cây rụng lá nên thời gian trồng thuận tiện nhất là tháng 12,
1 khi cây nghỉ Đông.
Thời
kỳ này có thể trồng rễ trần nghĩa là đánh cây lên, rũ hết đất; nếu có
đất bùn ao tốt nhúng vào rễ bùn sau đó bó từng bó 10, 20 cây sau vài
ngày trồng vẫn có thể sống 100%.
Không
thể trồng rễ trần các tháng khác khi cây đang sinh trưởng. Muốn trồng
sống vào bất cứ thời gian nào trong năm nên ương cây trong bầu bọc
polyetylen, 6-10kg đất, ghép khi cây còn ở bầu, bóc vỏ bỏ polyetylen khi
trồng.
2. Đốn cành tạo hình
a)
Chỉ có thể tạo hình trên cơ sở chăm sóc tốt cây con ngay từ đầu, cắm
cọc chống khi cần để có thân chính thẳng. Cũng như các cây ăn quả khác,
hãm ngọn thân chính để tạo nên 3-5 cành khung hay nhiều hơn tùy theo sức
cây và chân cành khung trên thân chính phải cách nhau đều, khoảng
20-30cm.
b)
Tạo quả. Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật
thành cành lớn do đó mận là cây chịu đốn; vậy cành vượt, cành già bắt
đầu khô, cành manh, đều có thể tỉa bớt, cắt bỏ từ chân cành. Tất cả các
giống mận của ta đều thuộc loại mận Trung Quốc, nụ hoa ra nhiều nếu thụ
phấn tốt không sợ thiếu quả mà thường hay xảy ra tình trạng quả ra quá
nhiều.
3. Tỉa quả
Tỉa quả là một điều bắt buộc đối với mận vì:
- Quả sau khi tỉa đều, to và mã quả đẹp hơn nếu không tỉa.
- Tỉa quả là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa gãy cành (cành mận dòn dễ gãy).
- Tỉa quả giảm số công thu hoạch vì quả to, phân bố đều trên cành.
Phương
pháp tỉa: có thể tỉa bằng tay, đợi đến tháng 4 khi quả đã to bằng hạt
đỗ tương (đậu nành) thì tỉa. Nguyên tắc tỉa: không để chùm và quả nọ
cách quả kia 4-5cm trên cành quả.
4. Bón phân, tưới nước, làm cỏ
Mặc
dù mận trồng được ở đất xấu, cần phải bón nếu muốn đạt sản lượng cao.
Tốt nhất trong điều kiện Việt Nam là phân chuồng để ải; số lượng khi
trồng bỏ dưới hốc: 30-40kg.
Những năm sau bón tháng 12 khi cây nghỉ Đông. Sau khi cây ra quả, thời kỳ cần bón nhất là tháng 6, 7 sau khi thu hoạch.
Trong
các yếu tố dinh dưỡng, đạm và kali cần nhất rồi đến lân. Lượng phân
khoáng thường bón 300-500g/cây amôn sunfat khi cây chưa ra quả; 1-1,5kg
khi cây đã có quả rồi. Tính ra NPK nguyên chất 1 hecta đương thu hoạch
bón khoảng 100kg N, 100-150 P2O5, 150-200kg K2O.
Mận
thường trồng ở đất gò, dốc, xa nước nên tập quán là trồng không tưới.
Nếu trồng gần nhà một vài cây, tháng 3, 4 khi quả non đương lớn, và nếu
trời hạn, tưới cho mỗi gốc một vài thùng nước rất có lợi.
Mận
sợ cỏ vì rễ ăn nông, vì vậy lúc nào gốc mận cũng nên giữ sạch cỏ. Tốt
nhất nên phủ rác quanh gốc, dưới tán cây, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm. Dùng
cuốc xới cỏ quanh gốc thường làm đứt rễ, vì vậy khi có cỏ nên làm thật
sớm khi cỏ chưa lớn để khỏi phải cuốc sâu và tốt nhất nên nhổ cỏ bằng
tay.
5. Trừ sâu bệnh
Trên
núi cao, với điều kiện khí hậu thích hợp, nhất là về nhiệt, cây mận mọc
khỏe, không có sâu bệnh đáng kể. ở đây trồng giống mận chua, chống sâu
sâu bệnh cũng khỏe, nên ít khi người ta bắt sâu phun thuốc. Nếu chăm bón
tốt và nếu lại trồng những giống mận ngon quả to, sâu bệnh vẫn nguy
hiểm. Những loại chính là:
-
Bệnh chảy gôm: phổ biến ở đào, mận. Cách phòng: không đốn cành non, đặc
biệt cành hơi to. Khi phải đốn, dùng cưa và dao sắc để vết thương chóng
lành, phòng trừ sâu đục thân, sâu ăn vỏ cũng giảm bớt bệnh.
-
Bệnh khô cành: mận Tam Hoa trồng ở vùng thấp hay mắc. Triệu chứng: cành
nhỏ khô từng vết khi vết loang ra bao trùm cả cành thành một vòng thì
lá và quả non đang lớn héo đi, lấy dao cạo vỏ thì thấy dưới vết khô gỗ
biến màu nâu, ống dẫn nhựa bị tắc do đó cành héo. Có thể bệnh do một
loại vi khuẩn gây ra. Phòng trừ bằng thuốc bordeaux ít tác dụng. Cắt
cành khô đem đốt, tháng 12 khi cây ngừng sinh trưởng, làm giảm bệnh. ở
trại Lý Nhân ghép lên mận chua, mận Tam Hoa ít bệnh hơn trồng bằng cành
chiết.
-
Bệnh nấm đỏ (Polystigma rubrum) ở Sapa, Mèo Vạc, đặc biệt những nơi ẩm
lá mận bị hại thành từng vết tròn màu đỏ da cam có nhiều bào tử nấm. Trị
bằng thuốc bordeaux rất có hiệu lực.
ở
trung du và đồng bằng, những sâu chính hại mận có: xén tóc, mối, sâu
róm ăn lá và quả non, sâu đục nõn, nhưng không có sâu nào đặc biệt nguy
hiểm.
Thu hoạch và chế biến
Mùa
mận chín là tháng 5-6 ở đồng bằng, 7-8 ở miền núi. Xác định độ chín căn
cứ vào màu sắc quả. Vị trí chuyển màu trước tiên là vết lõm ở đuôi quả
nơi xa cuống nhất. Màu xanh nhạt dần chuyển sang vàng nhạt rồi vàng sẫm,
đỏ hoặc tía tùy giống.
Hái
xanh hai chín căn cứ vào mục đích sử dụng. Nếu để ăn tươi thì người ta
hái sớm, nhiều ít tùy theo nơi sử dụng xa hay gần nơi sản xuất vì quả
càng chín càng nhũn khó vận chuyển, và càng phải mang đi xa càng phải
hái sớm khi mận còn hơi xanh. Chú ý điểm sau đây: mận để lâu trên cây
không những hàm lượng đường tăng nhanh mà thể tích, khối lượng quả cũng
tăng. Ví dụ mận Tam Hoa hái chín già so với khi mới chín cách nhau chỉ
mươi ngày nhưng khối lượng có thể tăng tới 30%. Vì vậy hái sớm có thể là
một nguyên nhân thất thu. Hái muộn quá thì ngược lại có thể làm cho cây
yếu sức đi.
Hái
xanh hay chín còn tùy giống, ví dụ mận Hậu Bắc Hà khi chín rất nhũn
không mang đi xa được, do đó phải hái tương đối xanh. Nếu hái mận khi
bắt đầu chín có thể bảo quản 10-15 ngày, quả mềm dần nhưng chưa thối.
Mận
phơi khô phải hái lúc thật chín vì lúc này hàm lượng đường cao nhất. Chế
mận khô có thể phơi, dùng nhiệt mặt trời, hoặc sấy ở lò. Độ nhiệt sấy
lúc đầu là 50-60oC sau tăng dần lên nhưng không bao giờ được cao quá
72-73oC. Thời gian sấy vào khoảng 24-36 giờ và sau khi sấy độ ẩm chỉ còn
khoảng 20%. 100kg mận tươi sau khi sấy còn khoảng 32-36kg mận khô.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét