Rau
răm là loại cây thân thảo, cây sống hàng năm. Toàn thân rễ, lá vỏ đều
có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều
rễ. Trồng mau lớn thân mọc thẳng đứng cao chừng 36 – 40 cm. Lá cân, mọc
so le hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Lá có màu xanh nhạt, phớt
tím màu huyết dụ rõ nhất là ở mép và chót lá.
Hoa mọc thành bông, hẹp, gầy, đơn độc hoặc xếp thành đôi hay thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ, 3 cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhẵn.
Kỹ thuật bảo quản rau răm giống
Rau
răm giống đã cắt ra nếu chưa kịp trồng thì bảo quản chỗ râm mát, gốc
xuống dưới, ngọn lên trên rồi tưới nước đều để rễ phụ đâm ra khi trồng
chóng bén rễ, hoặc có thể giâm rau răm giống vào đất bùn ẩm sau đem
trồng vẫn tốt.
Kỹ thuật lên luống trồng rau răm
Trong
vườn nhà nên chọn nơi gần nước ẩm, trồng bằng đoạn cành. Trồng ở diện
tích lớn, đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống 1,2 – 1,5 m, rãnh
30 cm, luống dài theo thửa ruộng. Bón lót 20 -25 tấn phân chuồng + 300
– 400 kg phân lân (tính ra 1m2 bón 2 – 2,5 kg phân chuồng + 30 -40 kg
phân lân). Trên luống xẻ hàng cách hàng 15 cm. Cây cách nhau 10 cm. Khi
trồng cắt thành từng đoạn cành dài 12 -15 cm có khoảng 5 – 6 mắt, lấp
đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Tốt nhất là
trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.
Kỹ thuật chăm sóc
Sau
trồng 1 tuần đến 10 ngày rau răm đã bén rễ, lá xanh ở nách ở ngọn bắt
đầu nhú ra thì nên tưới một đợt phân loãng. Dùng nước phân lợn pha loãng
hay dùng phân urê với nồng độ 1% tưới vào gốc. Cứ 10 -15 ngày bón 1
lần. Các lần sau có thể dùng phân hỗn hợp NPK để tưới.
Để bảo đảm rau sạch, trước lúc thu hái nên ngừng bón 1 – 2 tuần, tốt nhất là chỉ dùng phân hữu cơ để bón cho cây.
Phương pháp thu hoạch
Vườn rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được. Có 2 cách:
- Cắt tỉa các cành dài đem bán
- Cắt luân phiên từng đám đem bán
Cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 – 5cm, sau đó bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét