KHOAI LANG: (Convolvulaceae; cg. Bìm bìm),
họ cây thảo sống một hoặc nhiều năm, đôi khi cây bụi, một số thân leo,
các bộ phận của cây có nhựa mủ trắng, rất hiếm gặp cây gỗ nhỏ. Lá mọc
cách, nguyên, chia thuỳ hay xẻ lông chim. Hoa lớn mọc ở tận cùng hay
nách lá. Hoa lưỡng tính, đều, mẫu 5, có lá bắc. Đài rời, xếp thành van.
Tràng dính, hình phễu. Nhị 5 dính vào gốc tràng, xếp xen kẽ với cánh
hoa. Đĩa mật phát triển. Quả nang chia thuỳ, ít khi quả nạc. Hạt có
phôi lớn. Gồm 50 chi, 1.500 loài. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Việt Nam có chi KL (Ipomoea) có tới 35 loài, đáng chú ý là rau muống, rau muống biển, bìm bìm biếc, cây KL (Ipomoea batatas;
tk. lang, dây lang), cây hoa màu lương thực. Thân và cành mọc bò, lá
hình tim, có mũi nhọn. Rễ củ màu đỏ, trắng, ruột củ màu trắng, tím,
vàng, màu nghệ (khoai nghệ). Hoa hình ống rỗng, màu hồng tím. Được
trồng nhiều nơi để lấy củ ăn; ngọn non có thể làm rau xanh, có tính
nhuận tràng, thân và lá làm thức ăn nuôi lợn. KL là cây lục bội thể.
Nguồn gốc ở Châu Mĩ nhiệt đới, hiện nay được trồng khắp các vùng nhiệt
đới và một số vùng cận nhiệt đới, ôn đới. Ở các nước nhiệt đới, KL dễ
ra hoa, hạt, nhưng thường trồng bằng đoạn dây, hoặc bằng mầm củ. Có 3
nhóm giống: 1) Nhóm củ thịt mềm, ăn ngon, như khoai lim Bắc Ninh, khoai
điệp Quảng Nam, khoai mật Đà Lạt, khoai trắng giấy Nam Bộ, KL bí (ruột
vàng). 2) Nhóm củ thịt khô, dễ thái lát, làm bột như KL phụng Nam Bộ,
chủng Tainung 55 - 57 Đài Loan. 3) Nhóm củ thịt xơ, năng suất cao nhưng
chất lượng kém, thường dùng cho chăn nuôi như KL Hồng Quảng, Bất Luận
Xuân. Sản lượng KL hằng năm trên thế giới khoảng 133 triệu tấn, năng
suất cao nhất ở Nhật Bản 22 tấn/ha. Thường năng suất canh tác thấp hơn
tiềm năng sản lượng đạt được ở các thử nghiệm rất xa.
Phương pháp nhân giống khoai lang
Nhân
giống (thông thường bằng dây hoặc bằng củ). Dây giống phải đảm bảo khoẻ
mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa.; dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 –
75 ngày tuổi - Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống,
độ dài dây giống 25 – 30 cm.
Chuẩn bị trước khi trồng khoai lang
+ Thời vụ:
- Vụ khoai lang Đông: trồng từ 25/8 đến 10/9.
- Vụ khoai lang Xuân Hè: trồng từ giữa Tháng 2 đến đầu Tháng 3.
+ Chuẩn bị đất:
- Đất trồng phải được cầy bừa kỹ, tơi xốp và sạch cỏ.
- Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, cao 35 – 40 cm. Hướng đông tây là thích hợp nhất (kể cả rãnh).
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai lang
1. Kỹ thuật trồng
- Lưu ý trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ.
- Mật độ trồng: 38.000 – 40.000 dây/ha; khoảng cách dao động 5-6 dây/m chiều dài luống.
- Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này song song với mặt luống), ngọn trên mặt luống 5 - 10 cm (2 đốt), độ sâu vùi khoảng 5 cm.
2. Phân bón
- Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này song song với mặt luống), ngọn trên mặt luống 5 - 10 cm (2 đốt), độ sâu vùi khoảng 5 cm.
2. Phân bón
Lượng
phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 500 kg phân hữu cơ vi sinh HVP
401B+ 120 kg Urea + 160 kg super lân + 150 kg Kali + 500 kg vôi + 20 kg
HVP Vi lượng ORGANIC.
Kỹ thuật bón:
Bón lót: 100% phân chuồng + 100% vôi + 100% phân lân + 100% phân hữu cơ vi sinh HVP 401 + 100%HVPVi lượng ORGANIC + 30% phân đạm + 20% phân kali.
Bón thúc:
- Bón thúc lần 1 (sau trồng 20 – 25 ngày): 50% phân đạm + 30% phân kali. Kết hợp xới đất, làm sạch cỏ, vun nhẹ.
- Bón thúc lần 2 (sau trồng 40 – 45 ngày): 20% phân đạm + 50% phân kali. Kết hợp xới đất, làm sạch cỏ, vun nhẹ.
Sử dụng phân bón lá:
Sau
khi trồng 10 ngày sử dụng HVP 6-4-4 K-HUMATphun lên lá hoặc tưới gốc 2
lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày, giúp cây mau bén rễ sinh trưởng nhanh.
Sau đó sử dụng HVP 1601 (21-21-21) phun định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần giúp
cây phát triển nhanh thân lá và rễ.
Khi
cây bắt đầu làm củ và nuôi củ (khoảng 45 – 50 ngày sau trồng) phun HVP
1001S (0 – 25 – 25) phun định kỳ 10 ngày lần đến trước khi thu hoạch 10
ngày thì ngưng phun, làm cho nhiều củ, củ to đều, cân nặng, phẩm chất
tốt.
3. Chăm sóc
-
Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 – 80%, Nếu vụ khoai
lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh (cho nước gập 1/2 - 2/3 luống).
-
Bấm ngọn: tiến hành sau trồng khoảng 25 – 30 ngày để tăng cường sinh
trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu, tăng cường tích luỹ chất hữu
cơ.
-
Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần
tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây,
tránh gây tổn thương đến thân lá.
- Thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
4. Phòng trừ sâu bệnh
4. Phòng trừ sâu bệnh
Một
số đối tượng chính thường hại khoai lang như: Bọ hà, sâu sa, sâu
khoang... Để phòng trừ hiệu quả thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Thu hoạch khoai đúng tuổi để tránh bọ hà trong dây khoai bò xuống củ phá hại.
- Xử lý sớm các củ khoai bị bọ hà sau khi thu hoạch để sâu không phá sang các củ lành.
- Cày đất phơi ải, thu dọn các tàn dư như dây hay các mẩu khoai còn sót lại ở ruộng để diệt nơi cư trú, ẩn nấp của bọ hà.
Hoặc dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như: Sherpa, Polytrin, Trebon v.v...
Thời điểm thu hoạch khoai lang
Dựa
vào thời gian sinh trưởng của giống và kết hợp quan sát thấy khi cây
khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phần gốc ngả màu vàng,
bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa) thì tiến hành thu hoạch. Thu
hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh
hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét