Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Củ lạc

Lạc, còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng (danh pháp khoa học: Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại TrungNam Mỹ. Nó là loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 3-50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1-7 cm và rộng 1-3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7 cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển. Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất loài có hypogaea nghĩa là "dưới đất" để chỉ đặc điểm quả được dấu dưới đất. Trong cách gọi tên tiếng Việt, từ "lạc" có nguồn từ chữ Hán "lạc hoa sinh" (落花生) mà có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis".
Hạt lạc (ánh lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit.
Kỹ thuật chọn giống lạc 
- Chọn những quả lạc to, hạt chắc, không dập nứt mỏ quả, không sâu bệnh, có tỷ lệ nảy mầm từ 80% trở lên.
- Trước khi gieo phơi lại quả giống, chỉ nên bóc vỏ trước khi trồng 1-2 ngày.
- Lượng giống cần dùng cho 1 ha từ 180 - 200 kg lạc quả. Các giống lạc quả to cần khoảng 210 -220kg/ha. 
Thời vụ trồng và một số yêu cầu kỹ thuật
1. Thời vụ trồng
 Từ 15-20/1-20/2, chỉ nên trồng kéo dài đến 28/2. Các giống như Sen Nghệ An, Sen lai, V79, L14, L18, LO2, LO8, MD7 chỉ nên trồng đến 30/1.
 
 2. Kỹ thuật làm đất
 
- Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, khi làm đất đảm bảo đất tơi xốp, sạch cỏ, thoát nước.
- Ruộng trồng lạc nhất thiết phải lên luống. Mặt luống rộng từ 1-1,2m, chiều cao của luống từ 18-20cm, rãnh luống rộng 30cm. Lên luống rất thuận tiện cho việc chăm sóc
3. Mật độ và khoảng cách trồng
 
- Mật độ hợp lý từ 33 -41 cây/m2.
- Gieo theo hàng: với khoảng cách
30cm x 10cm x 1hạt (247.500 cây/ha)
30cm x 8cm x 1 hạt (307.500 cây/ha)
- Gieo hốc: với khoảng cách
30cm x 20cm x 2 hạt (247.500 cây/ha)
30cm x 15cm x 2 hạt (285.000 cây/ha)
- Độ sâu lấp hạt: từ 2-3cm, gieo xong nên nén nhẹ mặt luống
Kỹ thuật bón phân và chăm sóc cho cây lạc
1. Lượng phân bón và cách bón
 * Lượng phân:
- Phân hữu cơ: 8-10 tấn/ha
- Phân urê: 55-75kg/ha
Phân vô cơ là phân đơn
- Supe lân (hoặc lân Văn Điển):
350-450 kg/ha
- Kali clorua: 80-120 kg
- Vôi: 300-500 kg/ha   
* Cách bón:
- Bón lót: toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân lân và 1/2 lượng vôi.
- Bón thúc lần 1 (lúc lạc 3lá): 2/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali.
- Bón thúc lần 2 (lúc tàn lứa hoa đầu): 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali và 1/2 lượng vôi còn lại.
* Lưu ý: Bón thúc lần 1 nên bón xa gốc (8-10cm), bón thúc lần 2 kết hợp vun cao.
Phân NPK loại 5-15-10
- Bón lót: 20 kg phân ví sinh hoặc 400 kg phân chuồng/sào + 8kg NPK 5-15-10/sào.
- Bón thúc lần 1: 14 kg NPK 5-15-10/sào
-Bón thúc lần 2: 8 kg NPK 5-15-10/sào
 
2. Chăm sóc sau khi trồng
 
- Dặm cây: dặm cây mất sớm bằng hạt đã ủ nảy mầm.
- Xới xáo lần 1: lúc cây có 3 lá, xới nhẹ tay, sâu 3-4 cm trên toàn mặt luống, kết hợp bón thúc lần 1.
- Xới và vun cao: lúc tàn lứa hoa đầu, xới sâu 5-7cm toàn mặt luống, kết hợp bón phân lần 2, vun cao 3-5cm vào gốc lạc.
- Tưới nước: đảm bảo cho đất đủ ẩm. Chú trọng chống hạn khi lạc ra hoa, làm quả. Nơi có mưa giông vào tháng 4, tháng 5 chú ý chống úng cục bộ cho ruộng lạc.
- Phòng trừ sâu bệnh: nên trồng lạc luân canh với cây họ hòa thảo và các cây trồng khác, sử dụng giống chống chịu bệnh.
+ Phòng trừ sâu xám: lúc lạc nảy mầm đến khi cây có 3 lá bằng cách sử dụng Basudin 10H (Vibasa 50ND) để xử lý đất trước khi gieo trồng với lượng 25-30 kg/ha.
+ Phòng trừ rệp, sâu ăn lá từ lúc cây có 1 lá đến lúc làm quả.
+ Phòng trừ bệnh héo rũ: phát hiện sớm kịp thời nhổ bỏ những cây bị bệnh và sat trùng vị trí cây bị bệnh bằng vôi bột hoặc thuốc hóa học như Bavitin 50 FL (0,5kg/ha), Enxin 5,5 HP (1kg/ha).
Phương pháp thu hoạch và bảo quản
- Thu hoạch: khi cây có 80% số quả có mặt trong lớp vỏ quả màu nâu đen.
- Phơi quả lạc: sau khi thu hoạch phải phơi ngay, không chất đống hoặc cho vào bao lâu, rải mỏng lạc, phơi liên tục 6-7 nắng, sao cho để khi nguội bóc vỏ dùng tay xoay nhẹ vỏ lụa tróc là được.
- Bảo quản: cất trữ lạc ở nơi thoáng mát, khô ráo để trong chum, vại hoặc trong bao hai lớp, cách ly hạt lạc với không khí đến mức thấp nhất
 
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét