Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Rau kinh giới

(AmThuc365.vn) - Kinh giới (tên khoa học: Elsholtzia cristata) là loài cây thảo thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), là một loại rau thơm và cây thuốc.

kinh giới
Mô tả:
Kinh giớí là một loại cỏ, sống hằng năm, mùi rất thơm, cao 0,60 - 0,80m, thân vuông, phía gốc màu  hơi tía, toàn  cây có lông mềm ngắn. Lá mọc đốỉ,  lá dưới gốc không có cuống hay gần  như không có cuống, xẻ sâu thành 5 thùy, lá phía trên cũng không cuống, xẻ 3 đến 5 thùy. Hoa tự mọc thành bông gồm những hoa mọc vòng ở mỗi đốt. Bông hoa dài 3 - 8cm, hoa nhỏ, màu tím nhạt. Quả hình trứng hay hình trái xoan, dài chừng lmm, mặt bóng, màu nâu.
Kinh giới có thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30 - 50 cm. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành. Cây chứa tinh dầu có vị cay, đắng, mùi thơm.
Trong y học
Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu, dùng chữa cảm cúm, nhức đầu, phong thấp co cứng tay chân, không ra mồ hôi; giúp ra mồ hôi, lợi tiểu, chống say nắng (cảm thử), đau bụng phù nề và giải độc histamin (do ăn cua, cá).
Bộ phận có tác dụng làm thuốc là bông hoa mới chớm nở (1/3 nở hoa, 2/3 còn lại là nụ gọi là kinh giới tuệ).
Tương truyền, danh y Hoa Đà đã dùng bột hoa kinh giới sao khô, tán nhỏ để cứu sống một sản phụ bị băng huyết nặng, cấm khẩu, tay chân co rút. Sau khi được uống bột kinh giới hòa với rượu, mỗi lần khoảng 6,25g, bệnh nhân đã cầm máu và dần dần hồi phục.
Nhức đầu chóng mặt quay cuồng : Trúng phong không nói được . phát sốt . Sản hậu, trúng phong , cấm khầu, méo mắt , chân tay cứng thẳng.
Trong ẩm thực
Kinh giới là cây rau gia vị rất phổ biến. Gần như kinh giới không thể thiếu trong các món như: bún ốc, bún riêu cua, bún chả, thịt luộc, lòng heo…

Dân Hà Nội Trồng rau, nuôi gà

Khi thực phẩm không được kiểm soát về độ an toàn khiến nhiều người dân đã thực hiện "chính sách" tự túc thực phẩm, làm nông nghiệp trên cả mái bê tông, nuôi gà trong diện tích chật hẹp.

Tận dụng không gian để trồng trọt

Buổi sáng, thay vì xách làn đi chợ như mọi bà nội trợ khác, chị Trần Thanh Nhàn (Đống Đa, Hà Nội) lại mang chiếc rổ nhỏ ra mảnh vườn chừng 15m2 trước cửa nhà. Tỉa nhanh chừng 10 chiếc lá cải lớn, mang vào nhà không cần ngâm qua nước muối mà rửa nhanh để nấu mì tôm cho cả nhà ăn sáng.

Chị chia sẻ: Ngay từ khi xây nhà năm 2011 vừa qua, gia đình tôi đã cố tình để một mảnh đất để trồng rau ăn. Một gói hạt giống cải 15.000 đồng mà nhà tôi gieo 3 đợt, ăn gần 3 tháng mới hết rau. Hơn nữa, ăn rau sạch do chính mình trồng bữa cơm thoải mái, không còn lo lắng sợ ngộ độc như trước. Hái rau trước lúc ăn 30 phút, rau vừa tươi, ngọt mà lại nhanh. Có rau sạch, thỉnh thoảng tôi còn làm quà cho bà nội ở gần đây.

Nếu gia đình chị Nhàn mới trồng được 4 loại rau chính là su hào, cải ngọt, xà lách, cúc tần cải thiện cho bữa cơm gia đình thì gia đình ông Trần Đình Long (Ngõ 283 Đội Cấn) lại có một vườn rau mà nhiều người Hà Nội phải mơ ước với hơn 20 loại rau quả.

Vui với thành quả trồng trọt của mình.

Không chỉ có những loại rau gia vị tăng hương vị cho bữa cơm gia đình như húng, ớt... mà hàng chục cây đinh lăng vừa làm vị thuốc, vừa làm rau ghém được sắp xếp khoa học chỉ chiếm diện tích rất nhỏ dọc các bờ bò. Đặc biệt, vườn cải nở hoa vàng choáng hết không gian.

Ông Long chia sẻ: Trước tết, rau cải là rau chính cho bữa ăn gia đình. Giáp tết thì loại rau này được để cho ra hoa chơi tết. Sau tết, hạt cải sẽ được gia đình thu hoạch để làm giống tiếp tục cho mùa sau. Chu trình này đã được gia đình áp dụng cách đây 4, 5 năm. Ngoài ra, vườn rau trên tầng 5 này của gia đình cũng có những loại cây đặc biệt như chanh tứ quý ra quả quanh năm, thanh long ruột đỏ và cỏ ngọt với độ ngọt gấp 300 lần đường thông thường mà tốt cho sức khỏe.

Không chỉ trồng rau, nhiều người Hà Nội tận dụng cả những khoảng trống vài m2 để nuôi gà cải thiện bữa ăn. Nhà ông Nguyễn Văn Phúc trên đường Kim Mã thượng cho biết: mặc dù ở giữa phố nhưng gia đình vẫn nuôi thêm vài chú gà. Nuôi gà không tốn nhiều thời gian mà lại tận dụng được thức ăn dư thừa trong nhà, hơn nữa, với những người đi làm nhà nước như chúng tôi, nuôi gà vừa xả stress. Ông nhấn mạnh thêm: Nếu tính giống, chi phí thì nuôi gà tại nhà cũng tương đương với giá mua ngoài chợ. Tuy nhiên, có thể khẳng định đây là gà sạch 100%, không cám tăng trọng, không nguy cơ bị bệnh... Cái được của tự túc chăn nuôi là ở đấy.

Dịch vụ ăn theo: Đắt hàng

Khi ngày càng nhiều các gia đình tự tạo những mảnh vườn nhỏ trong gia đình thì các dịch vụ phục vụ ăn theo như cung cấp đất, hộp trồng, hay loại thuốc khử mùi trong chăn nuôi... cũng đắt hàng.

Chị Trần Thị Thu, chủ cửa hàng bán hạt giống rau trên đường Bưởi (Hà Nội) cho biết: Trước kia, người dân mua hạt giống rau rất ít. Chủ yếu là trồng để trang trí hoặc các loại cây đặc biệt. Tuy nhiên, 2,3 năm trở lại đây thì số lượng người trồng tăng cao. Đặc biệt, thời gian gần đây, số lượng hạt giống các loại rau truyền thống, quen thuộc như cải, cúc tần, rau muống được nhiều người lựa chọn, doanh thu của cửa hàng tăng lên trông thấy.

Cung cấp đất, hộp đất trồng trên đường Phạm Ngọc Thạch, anh Trần Quốc Huy chia sẻ: Nhu cầu trồng rau tại nhà của nhiều hộ dân tăng cao. Đặc biệt, 3 tháng cuối năm 2011, nhu cầu này tăng đột biến.

Chăm sóc vườn rau trên mái nhà.

Các thùng xốp chứa đất trước chỉ 10 đến 15.000 đồng/thùng thì nay dao động từ 30 đến 100.000 đồng tùy theo lượng đất khách hàng lấy. Với các giá thể, giá trung bình 3.500 đồng/kg. Cửa hàng cũng có dịch vụ mang tới tận nhà cho các gia đình. Anh Huy cũng tiết lộ: Hiện thị trường cũng đang có nhu cầu cao về các dụng cụ trồng cây thủy canh như ống nước, chất dinh dưỡng để pha... nên sắp tới, của hàng sẽ nhập thêm các mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Không chỉ người dân Hà Nội tự túc nông sản, thực phẩm, theo một nhân viên đường sắt Hà Nội, Hải Phòng, thường vào các ngày cuối tuần, rất nhiều người dân ở các tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh gửi thực phẩm từ quê do chính gia đình trồng lên cho người thân ở Hà Nội.
theo afamily

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Cách mua thực phẩm tươi ngon

Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, chúng tôi xin giới thiệu cho các bà nội trợ cách lựa chọn một số loại thực phẩm tươi sống theo tư vấn của các chuyên gia y tế.
Thịt trâu, bò
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong thịt bò và thịt trâu có nguy cơ nhiễm kén sán nhiều hơn thịt thịt lợn. Vì vậy, khi mua thịt trâu, thịt bò, người tiêu dùng nên tránh những miếng thịt có các bọc nhỏ xen giữa các thớ thịt, bắp thịt. Khi thái, bằng mắt thường nếu thấy những đốm trắng to bằng đầu kim là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn. Còn nếu miếng thịt nhiễm sán thì sẽ có những hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt đậu có màu trắng nằm dọc theo các thớ thịt. Nếu thịt ướp urê hoặc hàn the thì khi cầm vào miếng thịt thấy cứng hơn,  không còn cảm giác mềm mại và độ dẻo dính như thịt tươi.
Người tiêu dùng nên tự học các kỹ năng lựa chọn thực phẩm tươi sống có chất lượng
Thịt gà
Với thịt gà làm sẵn, nên lựa chọn những con có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn, có độ đàn hồi cao. Da gà phải kín và lành lặn, không có vết bẩn, mốc hoặc vết lạ gì khác. Nếu thịt gà bị chết (gà toi) trước khi mổ, thịt gà sẽ có màu đen xạm hơn do máu bị đọng lại, chảy ra không hết trong khi làm thịt. Trong trường hợp mua gà vẫn còn sống, nên tránh những con gà bị xù lông, chảy dãi, mào tím tái, mắt lờ đờ hoặc nhắm tịt lại như buồn ngủ vì những biểu hiện này cho thấy gà không được khoẻ mạnh. Gà ngon, khoẻ mạnh là những con có bộ lông óng mượt, mắt tinh nhanh, mào đỏ tươi, chân bé, lườn căng.
Thịt lợn, cá
Khi mua, người tiêu dùng nên dùng ngón tay ấn vào miếng thịt, nếu trên thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra là miếng thịt tươi. Ngoài ra, các thớ thịt phải đều, màng ngoài khô, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc.

Với các loại cá, tốt nhất là nên chọn cá vẫn còn bơi trong nước. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn có thể lựa chọn cá vừa mới chết nếu đặt lên lòng bàn tay, thân cá co cứng, thịt rắn chắc không thõng xuống. Mang cá có màu đỏ tươi dán chặt xuống hoa khế, miệng cá ngậm cứng, mắt cá trong suốt.
Trứng
Không chỉ có thịt nhiễm giun, sán mà ngay cả trứng cũng gặp phải nguy cơ này. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo khi chọn trứng, người tiêu dùng nên nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ để hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào trứng ở một đầu, đầu kia soi trên một nguồn ánh sáng của mặt trời hay một ngọn đèn điện. Nếu bên trong lòng trứng có màu hồng và trong suốt với một chấm hồng ở giữa, túi khí không quá 1cm, đường bao quanh cố định là trứng tốt. Nếu trong lòng trứng có vết máu hoặc những sợi nhỏ thì trứng đã nhiễm giun, sán. Có thể thử bằng phương pháp lắc trứng bằng cách cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và cái. Quả trứng mới đẻ lắc sẽ không có tiếng kêu, còn nếu trứng để càng lâu thì càng lắc càng kêu to.
Với trứng muối, quả trứng tốt sẽ có vỏ ngoài không có có vết rạn, không có nốt mốc. Dùng tay lắc nhẹ có cảm giác bên trong có một ít nước. Khi nhìn qua ánh điện hoặc ánh mặt trời sẽ thấy lòng trắng trứng rất trong, màu hồng, lòng đỏ trứng thu nhỏ, đồng thời áp sát vào vỏ trứng. Nếu đập trứng ra để quan sát, trứng muối tốt sẽ có lòng trắng trứng mỏng, trong lòng đỏ trứng thu nhỏ, hơi dính, có màu hồng. Nếu phát hiện lòng trắng đục, lòng đỏ mỏng, có mùi hôi thì trứng đã hỏng, không nên ăn.
Nội tạng động vật
Ths. Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo nên lựa chọn loại thực phẩm có chứng nhận kiểm dịch thú y. Ngoài ra, màu sắc của nội tạng phải tự nhiên, không có đốm xuất huyết, không có mùi lạ, không có ruồi, côn trùng đậu. Khi sờ bằng tay thấy chắc, có độ đàn hồi tốt, không chảy nước, không có nhớt và các mạch máu trên nội tạng rõ, màu sắc tươi.
Thịt đông lạnh
Theo TS. Phạm Xuân Đà, Trưởng phòng Thông tin Giáo dục Truyền thông Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, về nguyên tắc, sản phẩm đông lạnh là an toàn và vẫn giữ được nguyên chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ an toàn nếu được chế biến đúng cách và bảo quản ở nhiệt độ an toàn theo đúng thời gian quy định. Trong trường hợp thực phẩm đông lạnh đã bị rã đông thì tuyệt đối không được cấp đông lại, mà phải được sử dụng ngay. Thịt đông lạnh khi chế biến thịt lại rất bở, mất màu tự nhiên của sản phẩm thì có thể bảo quản lạnh không đúng nhiệt độ hoặc đã bị rã đông và cấp đông lại.

Theo: afamily

Cách chọn mua rau an toàn

Quả cà chua được sản xuất bằng quy trình sạch không "đẹp như tranh" mà thường chỗ vàng chỗ đỏ. Cây bắp cải sạch trông cũng có vẻ khô khô chứ không mỡ màng như bắp cải thường.

Các cửa hàng bán rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều ở Hà Nội, tuy nhiên hàng hóa ở đó không phải lúc nào cũng thực sự là rau sạch. Nhiều cuộc kiểm tra đã phát hiện không ít cửa hàng đề biển rau an toàn nhưng lại không có giấy phép, hàng hóa cũng không rõ nguồn gốc. Vì vậy, nếu muốn "kết" một địa chỉ nào đó, bạn đừng ngại hỏi xem giấy phép kinh doanh rau an toàn còn hiệu lực. Nếu có giấy phép, chắc chắn chủ hàng sẽ cho xem ngay để tự quảng cáo.
Các loại rau quả sạch thường không quá bóng bẩy, mỡ màng. Ảnh: Hoàng Hà.

Việc phân biệt rau an toàn bằng mắt thường rất khó. Tuy nhiên, theo bà Đỗ Thanh Minh, Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông Hà Nội, một số dấu hiệu có thể giúp bạn tăng khả năng chọn đúng loại rau an toàn:

- Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp: Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng.

- Củ quả an toàn thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá "cũ kỹ".

- Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác. Do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng.

- Các loại rau cải thường vẫn có những cái lỗ do sâu gây ra.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Nghị, kỹ thuật viên Hợp tác xã rau sạch Cổ Loa, những dấu hiệu trên không phải lúc nào cũng đúng. Quy trình trồng rau sạch vẫn được phép dùng thuốc bảo vệ thực vật miễn là loại nằm trong danh mục cho phép, dùng đúng cách và đảm bảo thời gian cách ly. Do đó, rau sạch không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu cắn mà vẫn có thể đẹp mắt, tuy không đến mức láng mượt như rau không sạch. Vì vậy, các bà nội trợ ngoài việc phân biệt bằng mắt còn cần tìm đến những điểm bán rau an toàn có giấy phép.

Ngoài ra, các bà nội trợ không nên mua rau củ trái vụ vì cây trái mùa năng suất thấp, dễ sâu bệnh, khiến người trồng sử dụng thuốc kích thích và trừ sâu với hàm lượng lớn hơn. 
Theo aFamily 

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Đi chợ mua rau sạch

Rau sạch hiện nay đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân. Giá cả, chất lượng và chủng loại rau sạch có trong các chợ, siêu thị vô cùng phong phú. Nhiều giống rau củ quả được nhập từ nước ngoài và gieo giống theo tiêu chuẩn sạch được người tiêu dùng chấp nhận. Rau sạch tuy chỉ là một món trong bữa ăn nhưng nó sẽ không nhỏ khi ảnh hưởng tới sức khoẻ của rất nhiều người vì hàng ngày đều cần đến nó.

Rau sạch có thể có thương hiệu?
Rau sạch hiện nay đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân. Giá cả, chất lượng và chủng loại rau sạch có trong các chợ, siêu thị vô cùng phong phú. Nhiều giống rau củ quả được nhập từ nước ngoài và gieo giống theo tiêu chuẩn sạch được người tiêu dùng chấp nhận. Rau sạch tuy chỉ là một món trong bữa ăn nhưng nó sẽ không nhỏ khi ảnh hưởng tới sức khoẻ của rất nhiều người vì hàng ngày đều cần đến nó.
Rau an toàn được Chi cục Bảo vệ thực vật thí điểm theo mô hình khép kín từ giữa năm 2002, có sự giám sát chặt chẽ khâu xử lý thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu sử dụng các chế phẩm vi sinh, hạn chế sử dụng thuốc hoá học, đảm bảo thời gian cách ly. Mô hình được quản lý chặt từ khâu gieo trồng, chuyên chở và tiêu thụ trên thị trường, cung cấp cho các trường học, cơ quan trên địa bàn Hà Nội mang thương hiệu của Chi cục BVTV đó được nhiều người tin tưởng.
Ngày 27/6/2003, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần triển khai cụng nghệ và dịch vụ tiêu dùng công bố thương hiệu rau an toàn 5 sao được sản xuất thí điểm tại 2 HTX Đạo Đức (Vân Nội-Đông Anh) và Lĩnh Nam (Thanh Trì). Quy trình sản xuất rau an toàn do thành phố quy định trên cơ sở kết quả 5 năm nghiên cứu khoa học về sản xuất rau an toàn của chi cục BVTV và chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) do tổ chức Nông lương thế giới (FAO) hướng dẫn.
Tiêu chí để xây dựng thương hiệu rau an toàn 5 sao được căn cứ trên 5 yếu tố cơ bản, đó là: sản phẩm được hình thành và bảo đảm bởi 3 bên: cơ quan chỉ đạo giám sát, người sản xuất và người phân phối; người tiêu dùng có nhiều quyền lợi do sử dụng sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn; trên mỗi bao bì sản phẩm đều có dán tem bảo đảm; khi mua rau người tiêu dùng cắt và giữ tem trong 2 ngày để nếu có sự cố xảy ra thì được hưởng tối đa là 10 triệu đồng/người/vụ; rau ăn lá chỉ nên sử dụng trong ngày, các loại khác có thể sử dụng tối đa 3 ngày nếu được bảo quản trong tủ lạnh; người tiêu dùng chỉ nên sử dụng những sản phẩm bao gói còn nguyên vẹn và có đầy đủ thông tin về số lượng, ngày sản xuất...
Đi chợ mua rau sạch
Nhiều loại rau sạch bán tại cửa hàng chỉ chênh vài nghìn đồng một kilôgram so với rau được bán ở chợ và các gánh hàng rong. Rau sạch không chỉ dừng lại ở các loại rau quen thuộc như cải bắp, cải mơ, rau muống, mồng tơi, rau đay, cà pháo, các loại rau gia vị..
Tại các cửa hàng bán rau sạch có khá nhiều giống rau mới của nước ngoài được trồng tại Việt Nam, một số loại rau cũng được các chị hàng gánh rong mang đi bán khắp phố phường. Giá của mỗi loại rau sạch do các HTX, cơ sở sản xuất có sự chênh lệch đến vài nghìn đồng một kilôgam.
Giải thích lí do này HTX rau sạch xã Lĩnh Nam cho biết: “Giống rau sạch nhập khẩu được gieo trồng tuỳ theo từng “cơ địa”, sự chăm bón khác nhau của mỗi vùng nên có khối lượng (to, nhỏ) và chất lượng khác nhau đôi chút”. Giá cả cũng còn tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất và chưa có thang gía nào cụ thể nào cho rau sạch từ các cấp, nghành liên quan.
Chế biến rau sạch giống mới?
Vì là các giống rau nhập ngoại mới có mặt trên thị trường nên nhiều người tự hỏi có nên mua hay không vì họ chưa từng chế biến bao giờ và liệu món ăn có ngon và hợp khẩu vị hay không. Tuy nhiên, nếu mua hàng ở các cửa hàng rau sạch người bán hàng sẽ hướng dẫn cụ thể cách sơ chế và chế biến món ăn của mỗi loại rau đi kèm với thực phẩm nào cho thích hợp.
Nhiều người còn cho rằng rau sạch giống nhập khẩu có chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn do các loại rau này có phạm vi sản xuất nhất định, chưa được phổ biến rộng rãi tới các hộ nuôi trồng. Chỉ lí do này thôi cũng đó đủ để bạn hãy thử một lần mua rau sạch giống mới về chế biến thức ăn cho gia đình.
Xin giới thiệu cách chế biến một số loại rau sạch
Cây cần tây giống Mỹ cọng dài và to gấp 5-7 lần với cây cần tây mà chúng ta thường dùng. Loại cần này được dùng trong các món ăn cần dậy mùi vị thơm, trộn salát và làm các món xào với tỏi tây, hành tây thông thường. Điểm khác biệt là vì cọng cần to nên lúc sơ chế nên cắt khúc ngắn và thỏi mỏng.
Bí ngồi (zucchini) có hình thù giống quả dưa leo ở ta, vỏ ngoài xanh, trong ruột cứng và không cú hạt. Bí ngồi cạo qua lớp vỏ láng bề ngoài, cắt bỏ cọng là có thể đem chế biến món ăn: bớ ngồi xào thịt bò hoặc tim, gan; bí ngồi trộn dầu giấm làm sa lát và bí ngồi xay nhỏ nấu cháo, súp.
Củ cải đỏ làm món súp củ cải theo kiểu Nga hoặc nấu cháo cho trẻ em rất mát.
Cải bó xôi khi mua nên chọn cây có thân càng to càng ngon, tước bỏ lớp vỏ ngoài đem xào với thịt bò, tim, cật hay xào không với tỏi cũng ngon.
Giống cà chua tươi quả nhỏ hơn quả cà pháo ăn rất mát, có thể ăn sống, trộn sa lát hoặc xay sinh tố.
Vũ Huyền/Nguồn: viendinhduong

Trồng rau sạch trong nhà

Hiện nay rau sạch đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi trên thị trường rau quả ,người tiêu dùng luôn phải đối mặt với các loại rau củ quả có sử dụng dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, vi khuẩn, hóa chất gây bệnh…bởi lẽ đằng sau đó là sự lo lắng về chất lượng ,về sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Nắm bắt đựơc tâm lý đó, các chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra phương pháp trồng rau sạch trong nhà vừa hiệu quả, tiết kiệm lại vô cùng an toàn khi sử dụng.

“Vườn rau” chỉ 1m2:
Từ lâu vấn để rau sạch đã được nhiều người nhắc đến, bàn đến nhưng khái niệm rau sạch là gì lại ít người hiểu được. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về rau sạch. Nhưng có thể hiểu rau sạch hay rau an toàn là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đảm bảo được các tiêu chuẩn sau: hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích….nhằm giảm tối đa lượng độc tố trong rau như natri, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên trên thị trường rau quả hiện nay để mua được rau sạch quả là việc làm khó khăn bởi nơi nào cũng quảng cáo là bán rau an toàn, rau sạch nhưng sự thật đôi khi ngược lại. Ngay cả trông siêu thị- nơi tưởng như an toàn nhất, lý tưởng nhất để các bà nội trợ yên tâm lựa chọn nhưng cũng không có ai đứng ra đảm bảo 100% về chất lượng. Chị Thu Trang (Thanh Xuân- Hà Nội) chia sẻ “ bây giờ cứ ra chợ thì phải mua rau vì bữa ăn không thể chỉ có thịt cá mà không có rau xanh ,  nhưng còn để biết được rau mình mua có phải là rau sạch  không thì chịu thôi, nhiều lúc mình cứ phải “nhắm mắt bỏ qua”  để mua cho xong”. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng không ít lần cảnh báo về các loại rau sạch có sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, rau sạch được trồng bằng nước thải công nghiệp, nước cống rãnh…gây nên sự hoang mang cho người tiêu dùng.
Trước thực trạng đó, những chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra giải pháp trồng rau sạch trong nhà. Đây không phải là phương pháp mới nhưng lại là biện pháp có thể coi là khá hữu hiệu và an toàn nhất cho người tiêu dùng trong tình hình hiện nay.
Trồng rau sạch trong nhà là việc không quá phức tạp bởi theo các chuyên gia,  trồng rau trong nhà tốn rất ít diện tích vì có thể tận dụng tối đa khoảng không  gian ở nhiều nơi như ngoài ban công, sân thượng, sân trước hoặc sân sau ngôi nhà,  thậm chí là hành lang chung cư…
Theo PGS Hồ Hữu An, khoa nông học, Đại học nông nghiệp I gợi ý: “ chỉ với 1m2, bạn cũng có thể có  một “vườn rau” với đủ loại rau quả phục vụ cho bữa ăn hàng ngày”. Để tiết kiệm diện tích có thể trồng từng cụm xen kẽ hay phân thành các tầng , hoặc cũng có thể dùng kệ xoay tròn, kệ phân tầng với mức độ cao thấp khác nhau để rau hấp thu được ánh sáng và trồng được nhiều rau hơn. Thường những cây ăn trái như cà chua, ớt, chanh.. nên trồng tầng trên cùng. Còn tầng kế tiếp thì trồng các loại rau nấu canh như rau dền, muống, mùng tơi…tầng dưới cùng trồng rau mầm hoặc các loại cây dưa leo, mướp đắng,  rau húng, ….nên trồng mỗi tầng cách nhau khoảng 10-30 cm.
Trồng rau sạch trong nhà có thể tiến hành theo các mùa trong năm, tuỳ vào thời tiết để chọn các loại rau trồng sao cho hợp lý ví như mùa hè nên chọn các loại rau như mùng tơi, muống, rau đay, rau cải hoặc trồng thêm một số loại rau  thơm như kinh giới, húng, rau mùi…nếu trồng trên sân thượng có thể trồng thêm các loại cây dây leo như mướp, bầu, bí, thiên lý, chanh leo, khổ qua…vừa để lấy quả vừa để lấy bóng mát còn mùa đông nên chọn các loại rau chịu được thời tiết lạnh giá như  bắp cải, su hào, cà chua, rau cải…
Việc trồng rau tại nhà không chỉ đem lại hiệu quả về chất lượng mà đồng thời còn tạo không gian xanh làm cho môi trường sống được trong lành hơn, nó vừa là một thú vui giải trí lại vừa tạo không khí trong lành, vui vẻ sau một ngày làm việc mỏi mệt.
Cô Nguyễn Minh Tâm (Cầu Giấy- Hà Nội) cho biết: “ gia đình tôi cũng mới áp dụng phương pháp này được ba tháng, nhưng tôi thấy rất hiệu quả, đặc biệt là  khi đi làm về cùng con gái  chăm sóc mấy chậu rau mình trồng , lại thấy chúng lớn rất nhanh tôi vui lắm”.
Tiết kiệm, đơn giản và an toàn
Mô hình trồng rau sạch rất phù hợp với người dân sống ở thành phố và đô thị, vì phương pháp này vừa đơn giản, vừa dễ làm lại ít tốn kém và rất an toàn khi sử dụng.
Nguyên liệu chính để có một vườn rau sạch là một chậu đất, bồn hoặc khay nhựa, máng xốp, thùng nhựa, hộp xốp và ít đất sạch (được làm từ mùn cưa, xơ dừa…. đủ dinh dưỡng) và một số loại giống cây trồng rau, củ quả với một loại nước dung dịch được bào chế đặc biệt để tưới rau. Theo nghiên cứu thì trồng trong khoảng hai tuần là ta đã có thể thu hoạch, như rau muống chỉ cần trồng bằng ngọn, tưới tắm thường xuyên là 10 ngày sau hái rau ăn được. Tính toán cho thấy chỉ cần một khay xốp có diện tích từ 30-40m2 là thu hoạch được gần 1kg rau sạch đã bỏ rễ.
Hằng ngày nên dành khoảng 1 tiếng để chăm sóc, tưới nước,  tốt nhất là phun sương nhẹ để ướt mặt khay không nên tưới buổi tối và tưới quá nhiều vì như vậy rau dễ bị ngập úng, trước khi thu hoạch khoảng 1 ngày nên ngưng tưới nước. Kỹ thuật trồng khá đơn giản, đầu tiên tạo bề mặt đất bằng phẳng trong hộp xốp, gieo hạt giống rồi trải đều, tiếp đó phủ một lớp đất sạch lên hạt khoảng 1cm. Sau một vài hôm hạt nảy mầm thì đưa ra nơi có ánh sáng và thường xuyên tưới nước. Liều lượng trồng như sau: 40m2 cần 10 hạt giống và khoảng 350g đất sạch. Do vậy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn là bạn đã có một lượng rau sạch đủ dùng mà không phải đi chợ mua, đặc biệt là tuyệt đối an toàn vệ sinh không phải lo lắng về các nguy cơ độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chị Tuyết (Đống Đa- Hà Nội) hồ hởi cho biết: “ Từ ngày sử dụng phương pháp này, gia đình tôi rất yên tâm khi ăn rau vì tự tay mình trồng, không dùng thuốc hoá học, thuốc kích thích thì có gì phải lo nữa. Bây giờ gia đình tôi đã có hẳn một vườn rau ngoài ban công với nhiều loại rau khác nhau, rất tiện sử dụng”.
Phương pháp này mặc dù dễ làm nhưng để có một vườn rau xanh tốt cũng tốn khá nhiều thời gian, đặc biệt là lúc mới trồng cây hay bị chết, và bị sâu bệnh, đôi khi mô hình này cũng gây sự bất tiện trong gia đình vì phải dành một khoảng không gian vốn đã chật chội cho việc trồng rau. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ cho bản thân và gia đình, nhất là trong tình hình dịch bệnh đang hoành hành hiện nay thì phương pháp này nên chăng cần được nhân rộng, phát triển ở nhiều nơi đặc biệt là ở các khu đô thị và thành phố lớn.

Thu Hằng/Nguồn: viendinhduong

Xã Tự nhiên - Thường Tín - Hà Nội

Trước đây làng Tự  Nhiên có tên gọi là làng Gòi, thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là xã Tự  Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội trên 20km về phía Nam.
Làng nằm trên bãi bồi của ven sông Hồng. Khi nhắc đến làng mình, người dân vẫn dùng bốn chữ Tự Nhiên châu xã như ý muốn nhắc nhở sự liên quan của làng với truyền thuyết vào loại đẹp nhất của văn hóa dân gian Việt Nam.
Trước năm 1945, “xã này có ba thôn: thôn Thượng, thôn Hạ và một thôn Thủy Cơ, dân chúng thôn này sống thành một xóm chài trên mặt sông Hồng, và lấy nghề đánh cá làm nghề độ nhật, mang danh thôn Thủy Tộc. Cả ba thôn, mỗi thôn đều có một ngôi đình, đình hai thôn Thượng, Hạ, từ xưa vẫn xây trên bãi đất làng, còn đình hai thôn Thủy Tộc trước đây cất trên một bè lớn, về sau cũng xây nơi đất làng, ở ngay ven sông trên bờ, nơi trông xuống thuyền bè của dân thôn1. Các bô lão ở xã Tự Nhiên kể rằng, ngày xưa khu này vốn là bãi sậy, về sau dân cư các nơi kéo về làm ăn. Thuở ban đầu, có lẽ nghề chính của cư dân là đánh cá như lời kể của các cụ. Thời trước 1945 có một thôn làm nghề này và cho đến nay cũng vẫn còn mấy chục hộ làm nghề đánh cá trên sông Hồng.
Bởi vậy, cư dân Tự Nhiên hiện tại, có lẽ là hậu duệ của những cư dân làm nghề đánh cá lên bờ!?
Bên kia sông là Đa Hòa, xế chút nữa là Dạ Trạch, nơi ghi dấu truyền thuyết về Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa. Bên này sông là bãi cát Tự Nhiên, có cây gạo, nơi thuở xưa công chúa Tiên Dung gặp gỡ chàng trai nghèo Chử Đồng Tử.
Người xưa kể rằng: Đời vua Hùng thứ 18 (có tài liệu chép là đời thứ 3) nhà vua có một người con gái tên là Tiên Dung. Nàng mười tám tuổi, nhan sắc tuyệt trần, nhưng lại không có ý định lấy chồng. Nàng chỉ thích ngao du, thăm những danh lam thắng cảnh của đất nước. Vua cha chiều con để nàng dạo chơi tùy ý. Hàng năm vào tháng hai, tháng ba, công chúa đi thuyền tam bản trên sông theo hướng làng Chử Xá (nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).
Bấy giờ trong làng ấy có gia đình ông Chử Vi Văn và bà Bùi Thị Gia. Hai người sinh được một trai đặt tên là Chử Đồng Tử. Người vợ chẳng may mất sớm, hai cha con nuôi lẫn nhau. Một ngày nọ, hỏa hoạn thiêu cháy toàn bộ gia tài, hai cha con chỉ còn độc một cái khố vải. Vì thế, chỉ khi ai đi đâu mới được dùng khố. Một ngày kia Chử Vi Văn ốm nặng, ông dặn con: "Khi nào cha chết, con cứ chôn mình trần, giữ cái khố mà mặc". Cha mất, không đang tâm để cha thân trần, Chử Đồng Tử lấy khố quấn cho cha trước khi chôn, còn mình đành ở trần, chịu rét và đói. Hàng ngày chàng ra bờ sông, cho nước ngập tới nửa người, để che phần dưới trần trụi, đợi các thuyền buôn để xin của bố thí, hoặc bán vài con cá mà chàng bắt được.
Một hôm công chúa Tiên Dung đi thuyền đến đỗ ở bến sông nọ. Cồng chiêng nổi lên, đàn sáo hòa nhịp, cờ lọng rợp trời, tùy tùng hộ tống nàng đông đảo. Chử Đồng Tử thấy thế sợ quá, chạy trốn lên một bãi cát lỗ chỗ những bụi cây. Chàng bới một cái hố, vùi mình xuống cát. Nàng công chúa dừng lại chính nơi đó. Thấy cảnh tươi đẹp, nàng bước đến mô cát để được ngắm cảnh rõ hơn. Cảm thấy là nơi sạch sẽ, nàng nảy ra ý định tắm mát. Thế là màn được che lên bốn phía cho Tiên Dung ở trong đó. Cởi quần áo, nàng dội nuớc lên người. Buổi tắm kéo dài, nước chảy làm trôi cát, để lộ ra thân hình một người đàn ông. Nàng bàng hoàng, nhưng rồi trấn tĩnh được hỏi chuyện anh ta. Sau phút sợ hãi. Chử Đồng Tử kể lại với nàng về cuộc đời khổ cực của mình. Nghe xong công chúa nói: "Ta nguyện không lấy chồng, nhưng nay cơ sự thế này chắc là nguyệt lão xe duyên cho chúng ta".
Nàng bảo Chử Đồng Tử tắm rửa, đưa quần áo cho chàng và dẫn chàng xuống thuyền mở tiệc vui. Cả đám tùy tùng đều thấy đây là chuyện kỳ ngộ phi thường. Chử Đồng Tử không dám chấp nhận cuộc hôn nhân, Tiên Dung bảo: "Chúng ta gặp nhau như thế là do ý trời sao dám cưỡng lại?". Đồng Tử đành phải thuận, hai người thành vợ thành chồng. Có người mang chuyện về tâu với Hùng Vương, nhà vua nổi cơn thịnh nộ quát lên: "Tiên Dung không biết trọng danh giá! Nó đi lang thang rồi lấy một đứa cùng đinh. Còn mặt mũi nào nhìn thấy ta nữa!"
Trước cảnh ấy, Tiên Dung không dám về cung. Cùng với chồng, nàng mở một hiệu buôn bán trong vùng. Vùng đó ngày càng thịnh vượng. Dân cư tập trung đông đúc. Nhiều nhà buôn nước ngoài đến mua đều xem nàng như người đứng đầu trong vùng. Một hôm có nhà buôn nói với nàng: "Nếu bà có trăm lạng vàng, bà cho một người đi cùng với tôi. Chúng tôi sẽ ra bờ biển mua vật quí về cho bà và năm sau bà sẽ lãi gấp năm gấp mười". Tiên Dung hài lòng nói với chồng: "Trời đã xe duyên cho chúng ta, trời đã cho đồ ăn thức mặc. Và nay trời lại sai người bày đường cho ta. Điều ấy rất hay, xin chàng mang vàng ra biển đi buôn một chuyến!".
Đồng Tử mang vàng đi với người khách buôn nước ngoài. Tới núi Quỳnh Lăng, chàng thấy một am sơ sài dựng tít ở trên đỉnh núi. Chàng trèo lên ngắm cảnh. Trong am có một nhà sư trẻ tuổi tên là Phật Quang (có tài liệu ghi là Ngưỡng Quang). Thấy Đồng Tử có dáng người tiên cốt, nhà sư bèn truyền đạo pháp. Đồng Tử nhận lời ở lại học đạo, sau một năm mới về nhà. Phật Quang đưa cho chàng một cái gậy và một cái nón và dặn: "Những quyền phép màu nhiệm ở cả trong gậy và nón này".
Đồng Tử nhận quà và cáo biệt, về nhà truyền đạo cho vợ. Tiên Dung giác ngộ, bỏ nghề buôn bán. Hai vợ chồng lại cùng nhau đi học đạo.
Một ngày kia, đang ở giữa chặng đường xa thì trời tối, hai vợ chồng chưa tìm được nơi nào nghỉ ngơi. Đồng Tử cắm chiếc gậy ở ven đường và treo nón lên. Đến đêm chừng khoảng canh ba, một tòa thành kiên cố bỗng từ dưới đất mọc lên với những ngôi nhà nhiều tầng xây bằng đá quí, lâu đài dát châu báu, giường chạm trổ, màn chướng tre đầy. Những tớ trai hầu gái chầu chực và cả một đội quân cấm vệ giữ gìn trật tự. Ngoài ra lại có các quan văn, quan võ cai quản tòa thành, như một vương quốc thực thụ. Sớm sau, dân trong vùng thấy sự lạ, đều sợ hãi, kính cẩn đưa nhau mang lễ vật dâng cho hai vợ chồng Chử Đồng Tử.
Tin đồn về kinh đô, vua Hùng cho là Tiên Dung và Chử Đồng Tử là những kẻ phản loạn. Vua sai binh mã đến, trị tội, bắt phải qui hàng. Binh lính nhà vua gần tới nơi, những người thân cận xin công chúa cho quân ra chống cự. Tiên Dung mỉm cười nói: "Ta có gây nên cơ sự này đâu. Mọi việc đều do ý trời cả. Ta sống hay chết cũng nhờ trời. Làm sao ta dám chống cự lại vua cha. Ta chỉ theo lẽ phải có hề chi đâu! Còn nếu cha ta phán quyết ta ta cũng cam chịu".
Khi binh lính của nhà vua đến châu Tự Nhiên (nay là xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín) chỉ còn cách tòa thành kỳ diệu kia một nhánh sông thì trời tối. Thấy quá muộn, đội quân đóng lại trên bờ chưa vượt qua sông. Vào lúc nửa đêm, bỗng nổi lên một trận bão dữ dội. Cát bay tung lên, cây cối đổ giập. Và chỉ trong khoảnh khắc cả tòa thành, nhà cửa, người vật đều bay lên trời. Sáng ra người ta thấy một dải cát trơ chọi giữa đám đầm lầy mênh mông. Đời sau mọi người gọi nơi này là bãi Tự Nhiên và đầm lầy ấy là đầm Dạ Trạch.
Truyền thuyết ở vùng Khoái Châu cũng như thần tích do Nguyễn Bính soạn vào thế kỷ XVI còn có một đoạn nữa. Sau khi truyền đạo cho Tiên Dung, Chử Đồng Tử và phu nhân đi chu du. Một hôm, hai người đến địa điểm Ông Đình (nay thuộc huyện Châu Giang) bỗng gặp một người con gái khoảng 18, 19 tuổi, có nhan sắc tuyệt trần, đang đi cấy. Chử Đồng Tử đọc vui một nửa vế đối để đùa cợt. Chẳng dè người con gái đối lại vừa chỉnh vừa sâu sắc. Hỏi ra mới biết đó là người con gái làng Đông Kim (nay thuộc xã Đông Tảo, huyện Châu Giang. Tiên Dung bảo với Chử Đồng Tử: "Nàng đó, có phải chàng định lấy làm vợ bé chăng?". Đồng Tử mỉm cười, Tiên Dung hiểu ý bèn đến nói với cô gái rằng: "Nàng là tiên chăng? Hay người tục chăng? Lang quân ta là người tài mạo tuyệt vời, nàng làm thiếp cũng thật xứng thay, ta tuy là con gái vua nhưng không hề đố kỵ, không hề kiêu căng, ta với nàng làm chị em, cũng chẳng vui lắm sao!". Người con gái nọ nói: "Tôi chính là tiên nữ Tây cung, mà vợ chồng nàng đã học thành tiên, không hẹn mà gặp, do trời hay do người? ". Tiên Dung nói: "Do trời thôi", rồi kết làm chị em, Chử Đồng Tử làm lễ giao kết, mở yến tiệc vui vẻ. Lúc đó ở ấp Ông Đình có 5, 6 người bị chết vì bệnh dịch, Đồng Tử dùng gậy chỉ vào, những người chết đều sống lại. Vị phu nhân thứ hai của Chử Đồng Tử lấy một tờ giấy trắng viết chữ đỏ vào, đốt lên, lấy tàn cho những người bị bệnh dịch uống, hàng trăm người đều khỏi cả. Già trẻ làng Ông Đình kéo đến bái tạ, nhận làm tôi con. Rồi Chử Đồng Tử lại dùng gậy, nón hóa phép ra lâu đài, đền miếu trao cho dân đèn hương về sau. Ở làng Yên Vĩ cũng có dịch chết hơn 30 người, Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân đều dùng phép cứu sống được cả. Ba người đi qua các vùng Kim Động, Tiên Lữ đều dùng gậy phép hóa ra đền miếu như vậy. Sau đó cả ba người đều bay về nhà trời.
Ở cõi trần vua Hùng phong sắc cho Chử Đồng Tử là Chử Đồng Tử đại vương chí thánh và nhị vị phu nhân là Tiên Dung công chúa thượng đẳng tôn thần và Nội trạch Tây cung công chúa huyền diệu tôn thần.
Như vậy, truyền thuyết đã phát triển hoàn chỉnh, gắn bó với đầm Nhất Dạ, nơi mà mấy trăm năm sau Triệu Quang Phục lấy đó làm căn cứ cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương. Từ cõi trần, ba người buớc vào cõi thiêng, trở thành ba vị thánh bảo trợ cho cuộc sống của mỗi người, làng xóm, quốc gia, cộng đồng.
Truyền thuyết kể khi ở chằm này, thấy quân Lương không vui, Việt vương Triệu Quang Phục mới đốt hương cầu đảo, khấn vái trời đất thần kỳ thì: "thần nhân trong chằm là Chử Đồng Tử thường cưỡi rồng tự trời xuống, trút móng rồng cho vua, cài lên mũ đầu mâu để đánh giặc". Một truyền thuyết khác nữa lại kể khi giặc Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi đã quyết chí đi tìm minh chủ để mưu đồ giải phóng đất nuớc. Ông và Trần Nguyên Hãn đến cầu mộng ở đền thờ Chử Đồng Tử. Trong mộng, các ông được nghe nhiều chuyện lạ. Bà Tiên Dung từ chối không đi họp trên trời, vì ở nhà có khách quý, bỏ đi sợ thất lễ. Đầu canh năm các thần đi hội về, kể lại cho Tiên Dung biết trời đã định cho Lê Lợi làm vua nước Nam. Nhờ thế, anh em Nguyễn Trãi đã tìm về Lam Sơn tụ nghĩa. Hiện tại gia phả dòng họ Nguyễn Nhữ Soạn, người em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi ở Thanh Hóa, còn ghi bài văn cầu mộng của Nguyễn Trãi ở đền hóa Dạ Trạch.
Trong truyện trạng dân gian, Chử Đồng Tử còn giáng thế giúp Dương Đình Chung hiển đạt. Hồi thứ 9, 19 của truyện Trạng Lợn còn ghi lại sự việc này.
Ngoài đức thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, làng Tự  Nhiên xưa còn thờ Đào Thành, một tướng của Hai Bà Trưng.
Trước đây, Tự  Nhiên châu xã có hai đình: một đình Thượng, một đình Hạ. Và đình của thôn Thủy Tộc. Hiện chỉ còn lại một đình. Sát bến sông còn một ngôi đền nguyên ủy là đền thờ Hà Bá, quay về hướng Bắc.
Đình Thượng hiện sắp xếp cả ngai thờ của đình Hạ. Điện thờ của đình Thượng được chia làm hai, một bên là thờ đức thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, cạnh đức thánh là bà Tây Sa và bà Tiên Dung; một bên thờ Đào Thành, tướng của Hai Bà Trưng, mà người dân khi cúng khấn là đức thánh bản thổ, hai bên là hai bài vị mà khi lễ tết người ta chỉ thắp hương chứ không khấn.
Điện thần của đình Hạ, cũng được phối tự cả ở đây, ban thờ Chử Đồng Tử ở giữa, một bên là Tiên Dung công chúa, một bên là Tây Sa công chúa. Thanh gươm của đức thánh Chử Đồng Tử cũng được mang về đây, đặt trước bàn thờ đức thánh Chử Đồng Tử.
Nơi công chúa Tiên Dung về tắm, trước đây còn có một ngôi đền, đền Ngự Dội, nay không còn nữa.
Trước ngày lễ hội, người dân ngâm gạo để giã bánh dày. Việc chọn gạo được tiến hành rất cẩn thận, kĩ lưỡng.
Nghi thức chính của lễ hội xã Tự Nhiên là đám rước nước.
Đám rước nuớc của làng Tự Nhiên xưa cử hành ngày mồng một tháng tư rất long trọng với bảy long kiệu, đình Hạ ba kiệu và đình Thủy Tộc một kiệu (gồm 7 kiệu long đình và 7 kiệu nước).
Thôn Thượng và thôn Hạ, sở dĩ mỗi thôn có ba cỗ long kiệu là vì ở những nơi đây dành cho ba vị linh thần Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân, mỗi người một long kiệu, riêng thôn Thủy Tộc cũng thờ cả ba vị, nhưng họ rước trên một long kiệu với bài vị chung.
Bắt đầu từ đình thôn Thượng, đám rước đúng theo nghi trượng cổ truyền với một nghi vệ trọng thể đầy đủ các tự khí với trống chiêng, cờ quạt, tàn lọng và bát âm nhã nhạc. Lúc bắt đầu, đám rước chỉ cử hành với dân thôn Thượng với ba cỗ kiệu của thôn này. Đám rước đi từ đình thôn Thượng tới đình thôn Hạ thì tạm ngừng để chờ dân thôn này cũng rước ba cỗ kiệu với các tự khí như thôn Thượng.
Rồi đám rước tiếp tục, thôn Thượng đi trước, thôn Hạ đi sau tiến thẳng nẻo sông Hồng. Khi tới ngã ba đường, nơi đường làng Tự Nhiên gặp con đuờng đi đến bến sông thì ở đây dân thôn Thủy Tộc đã sẵn sàng chờ đợi với cỗ kiệu của mình để đi tiếp vào sau đám rước, tiến ra bờ sông.
Tại bến sông, đã sẵn sàng bảy chiếc thuyền lớn, rước bảy chiếc kiệu nước ra giữa dòng sông để lấy nước trong dùng trong lễ mộc dục.
Quãng sông Hồng thuộc địa phận xã về phía hữu ngạn đã được dân làng cắm cọc và có thuyền chăng dây để ngăn cản thuyền bè qua lại. Cờ ngũ hành được trương lên ở khúc sông nơi bắt đầu vào và nơi rời khỏi địa phận làng để báo hiệu từ xa cho mọi thuyền bè xuôi ngược biết. Và dân làng cũng đã cắt người đứng sẵn trên thuyền từ sáng sớm, mỗi khi có thuyền bè đi qua đều ra hiệu để họ đi tránh về phía bên kia sông.
Bảy chiếc thuyền bơi ra giữa dòng sông Hồng, mang bảy cỗ kiệu trên thuyền có những cờ quạt và âm nhạc đi theo. Đến giữa dòng sông, cả ba thôn đều lấy nước để cho thôn mình dùng trong lễ mộc dục.
Lấy nước xong, đám rước quay trở về. Lúc này, khi bảy chiếc thuyền rước bảy chiếc kiệu nước cặp bến, kiệu thôn Thủy Tộc được rước lên đầu tiên, thứ đến ba chiếc kiệu thôn Hạ, rồi mới đến ba chiếc kiệu thôn Thượng .
Theo con đường cũ trở về, đám rước các kiệu đi theo thứ tự lúc ở sông lên. Đến ngã ba đường, nơi kiệu thôn Thủy Tộc đã nhập vào đám rước, ngừng lại rồi một lát sau thôn Thủy Tộc ruớc kiệu thôn mình về đình thôn. Hương chức ba thôn họp mặt trước khi kiệu thôn nào được rước về thôn đó, hương chức thôn Thủy Tộc đi tới vái lạy trước các kiệu hai thôn Thượng, Hạ và hương chức hai thôn này cũng tới vái lạy trước kiệu thôn Thủy Tộc.
Chờ cho kiệu thôn Thủy Tộc đi rồi, hai thôn Thượng, Hạ lại tiếp tục rước sau kiệu trở về, kiệu thôn Hạ đi trước, thôn Thượng đi sau. Đám rước trở về tới đình thôn Hạ thì dừng lại. Ở đây dân thôn hạ rước ba kiệu vào trong đình sau nghi thức bái lạy của hương chức thôn này trước ba kiệu của hương chức thôn kia.
Còn lại dân thôn Thượng với ba chiếc kiệu của thôn mình, họ tiếp tục đám rước cho đến đình thôn.
Đám rước chung của ba thôn rất nhộn nhịp tưng bừng với cờ quạt, tán, tàn phấp phới, chiêng trống ầm ĩ với những bản nhạc của phường bát âm. Dân chúng ba thôn đi theo đám rước tới tận bờ sông, họ chờ ở đó để lại đi theo đám ruớc thôn nào về đình thôn đó, khi các kiệu ra giữa sông lấy nước trở về(2).
Cùng với nghi thức ruớc, trừ thôn Thủy Tộc không có trò vui chơi, còn hai thôn Thượng, Hạ có tục vui chơi cờ bỏi và tổ tôm điếm.
Cờ bỏi cũng như cờ chiếu tướng, cái khác là cuộc chơi được tổ chức ngay ở sân đình. Quân cờ được làm thành những chiếc biển cắm xuống những lỗ đào sẵn. Những lỗ này được xếp đặt theo vị trí như trên bàn cờ.
Cách chơi cũng giống như chơi cờ trên bàn cờ. Muốn tham gia chơi cờ bỏi, các kỳ thủ phải đấu cờ bàn trước mấy trận, chỉ có những đấu thủ thắng cờ bàn mới được ra sân chơi cờ bỏi.
Người thắng cuộc được giải do dân làng tặng, có khi chỉ là vài bao trà, bánh pháo, vuông vải điều. Tuy vậy, người dự giải không để tâm đến giá trị vật chất của giải này, mà để tâm đến sự được hay thua của cuộc thi.
“Trọng tài” của cuộc thi là một người cầm chiếc trống khẩu, ông ta luôn luôn đánh trống để thúc giục các đấu thủ không được trì hoãn, không được làm chậm bước đi.
Mỗi ván cờ thắng, dân làng mừng bằng một bánh pháo.
Như vậy, cốt lõi của nghi thức trong lễ hội xã Tự Nhiên là việc rước nước. Mục đích chính của việc rước nước là lấy nước để làm lễ mộc dục cho đức Thánh cùng nhị vị phu nhân! Thực ra, chính đây là lớp tín ngưỡng còn sót lại của cư dân nông nghiệp. Biến thiên của truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung gắn bó mật thiết với văn hóa và cư dân ven sông Hồng. Dâu bể cuộc đời khiến cho các lớp phù sa ngoài đời và các lớp văn hóa trong một truyền thuyết được đọng dày làm cho chúng ta khó nhận ra diện mạo sơ khai của tín ngưỡng ở lễ hội này. Bắt đầu là miếu thờ Hà Bá ở ven sông. Cũng khó mà khẳng định tục thờ Hà Bá là của cư dân làm nghề đánh cá hay trồng lúa một cách minh định, rõ ràng được. Ngày hội, người dân vẫn có lễ vật và lời khấn “Đức quan Thủ chu Hà bá”. Từ ngôi đền ven sông đến ngôi đền thờ đức Thánh cùng nhị vị phu nhân có gì liên quan, đâu là sợi dây vạch nối cũng khó mà khẳng định được. Bởi vậy, tục lấy nước giữa sông Hồng, chính là tín hiệu để ta giải mã hiện tượng folklore này. Thời điểm của lễ hội Tự Nhiên là ngày 1 tháng 4 âm lịch hàng năm, không gắn bó gì với cuộc đời, năm sinh, năm mất của đức Thánh cùng nhị vị phu nhân. Cho nên, ngay về mặt thời điểm mở hội, hội Tự Nhiên đã có những khác biệt so với các lễ hội dân gian khác. Ngày mở hội, theo dân gian, chính là ngày công chúa Tiên Dung đi dạo chơi, rồi dừng lại, quây màn tắm trên bãi cát này. Thực tế, ngày mở hội liên quan khá mật thiết với “nhân vật” được phụng thờ. Ở đây lại chỉ liên quan đến một khía cạnh của cuộc đời nhân vật. Vì thế, có thể nói, ngày mở hội của xã Tự Nhiên, chính là sự ảo hóa một tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Tháng tư âm lịch, trong vòng cây trồng của cư dân làm nghề nông, rất cần đến nước. Rước nước vừa là việc làm thực thi một nghi thức tín ngưỡng, vừa là việc làm thể hiện khát vọng của cư dân nơi đây. Việc đó gắn với truyền thuyết quen thuộc của folklore Việt Nam. Nét bản sắc văn hóa của lễ hội xã Tự Nhiên, việc thờ cúng một anh hùng văn hóa, tạo cho lễ hội những nét quý đáng trân trọng.
Cùng với những điều ấy phải kể tới việc giã bánh dày và bày bánh dày trên mâm lễ vật của ngày hội.
Tất cả những điều ấy tạo ra giá trị cho lễ hội xã Tự Nhiên. Giá trị ấy là sức sống khiến lễ hội tồn tại đến hôm nay.
Theo Lễ hội cổ truyền Hà Tây, Sở Văn hóa Thông tin Hà

Rau an toàn - Cái tâm của người sản xuất



( Nguồn: Báo Người tiêu dùng)
Từ lâu vấn đề sản xuất rau an toàn (RAT) đã được triển khai thực hiện ở nước ta, đặc biệt trong thời gian gần đây vấn đề RAT luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lí, cùng với đó là những đầu tư lớn về tài chính và công sức để xây dựng, các mô hình, các vùng  trồng RAT. Nhưng đến nay đây vẫn là vấn đề nóng, không chỉ với người trồng rau mà cả với người tiêu dùng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với nông sản nhất là rau xanh đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Vì rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, vi lượng, chất xơ... cho cơ thể con người mà không thể thay thế. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe cộng đồng.
 
Ngày nay do người trồng rau quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cũng như sử dụng nước, đất ô nhiễm trong quá trình canh tác nên trong rau xanh tồn tại nhiều yếu tố độc hại có hại cho sức khoẻ của con người. Thời gian qua rau luôn là thủ phạm số một trong các vụ ngộ độc thức ăn. Cũng vì thế nỗi lo của người tiêu dùng về chất lượng rau ngày càng lớn, hơn lúc nào hết nhu cầu được sử dụng RAT của người tiêu dùng lại nhiều như hiện nay, nhu cầu này sẽ ngày càng tăng, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM. Tại Hà Nội nhu cầu RAT khoảng 1.200 tấn/ngày. Không những thế người tiêu dùng còn sẵn sàng mua RAT với giá cao gấp 4-5 lần rau thông thường để được dùng RAT.
 
Hiện nay nhu cầu về RAT đã mang tính cấp thiết, nhưng có đến gần 74% lượng rau sản xuất theo quy trình an toàn phải bán trên thị trường, chỉ có 24% bán trong các cửa hàng, siêu thị RAT.
 
Nhu cầu của người tiêu dùng là thế, nhưng hiện nay đang tồn tại một nghịch lí là người trồng rau đang gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn đặt ra  cho người trồng RAT là chi phí cho việc trồng RAT không rẻ, nếu không kịp thời có một lối ra cho sản phẩm RAT thì những nỗ lực từ trước đến nay sẽ bị đe dọa bởi lối trồng rau cũ. Không tìm được đầu ra cho sản phẩm khiến cho người trồng RAT phải lao đao thậm chí  phá sản, kể cả các doanh nghiệp có đầu tư về khoa học kĩ thuật, với một điển hình là mô hình sản xuất RAT được đánh giá là tiên tiến của Trung tâm Sao Việt (thuộc Công ty Cổ phần BVTVAn Giang) đã chấm dứt hoạt động do không thể cạnh tranh được với rau thường.
           
Như vậy có thể thấy rõ nghịch lí người tiêu dùng có nhu cầu rất lớn về RAT nhưng không được đáp ứng, còn người trồng RAT thì không thể sống được với chính sản phẩm RAT của mình. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng này?           
 
Nguyên nhân của thực trạng nói trên xuất phát từ chính người trồng RAT.
 
Khác với sản xuất rau thông thường, sản xuất RAT đòi hỏi yêu cầu khắt khe trong cả quá trình sản xuất. Ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn về đất trồng, nước tưới, khâu giám sát đầu vào, quy trình gieo trồng chăm sóc, đến khâu thu hoạch tiêu thụ sản phẩm đều phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định. Vì vậy đòi hỏi phải có một mô hình trồng RAT thích hợp mới đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định. Mô hình trồng RAT phổ biến hiện nay là các hợp tác xã (HTX) sản xuất RAT. Tuy nhiên, với các xã viên trong các HTX sản xuất RAT vốn quen với phương thức canh tác rau truyền thống, lại thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, quy mô nhỏ lẻ do đó việc đảm bảo đúng các tiêu chuẩn trồng RAT và tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường là việc vô cùng khó khăn. Từ đó cho ra đời các sản phẩm RAT không thật sự đạt tiêu chuẩn quy định.
 
Hiện nay nhiều vùng trồng rau lại không được chứng nhận là RAT bởi không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu như sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tưới rau, hoặc rau được trồng trên đất nhiễm kim loại nặng. Theo một kết quả phân tích mới đây của Chi cục BVTV Hà Nội, trong tổng số 478 vùng sản xuất rau ở Hà Nội có đến 108 vùng không đạt các tiêu chuẩn an toàn về đất hoặc về nước. Bên cạnh đó tình trạng doanh nghiệp mua rau trôi nổi trên thị trường về, rồi đóng gói gián nhãn mác là RAT rất phổ biến…
          
Để rau an toàn thực sự có chỗ đứng trên thị trường không chỉ những người sản xuất rau cần đảm bảo đúng quy trình sản xuất rau an toàn để có những sản phẩm rau đạt chất lượng mà người tiêu dùng cũng phải nhận thức, bài trừ những sản phẩm rau không an toàn, hãy cùng lên án và tẩy chay những sản phẩm không đạt chất lượng, hay cửa hàng bán rau bán những sản phẩm không đúng cam kết.
                               Lê văn

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Trồng rau sạch bằng công nghệ mới


Với công nghệ trồng rau sạch, mỗi năm, người nông dân có thể trồng 11-12 vụ thay vì chỉ có 1 – 2 vụ như từ bao đời nay trồng trên đất. Công nghệ cũng có thể tận dụng những diện tích không có khả năng canh tác mà vẫn tạo được sản phẩm có năng suất, chất lượng cao.
Rau sạch sẽ được trồng mà không cần đất?
Trồng rau không cần đất
Hiện có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp như của PGS Hồ Hữu An, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (DĐ: 0912329798) hay của GS.TSKH Lê Đình Lương, ĐH Quốc gia Hà Nội (DĐ: 0907137678).
Ưu điểm của công nghệ là trồng rau trên các giá thể có sẵn trong nước, không dùng đất nên không bị ô nhiễm các kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật có hại… Người trồng cũng không phải thanh trùng nền đất như ở ngoài đồng, tiết kiệm tối đa tiền mua thuốc bảo vệ thực vật và công phun tưới. Sau mỗi vụ trồng, có thể trồng tiếp luôn mà không cần phải cày bừa, làm cỏ lại như ngoài đồng ruộng.
Giấy ăn cũng là nguyên liệu trồng rau
Một mô hình trồng rau tại hộ gia đình là của trung tâm Phát triển hóa sinh Việt. Nguyên liệu chuẩn bị trong sản xuất rau là những túi hạt cây rau, vài cái khay nhựa, hộp mút xốp, thùng nhựa được khoét lỗ và vài tờ giấy ăn.
Mỗi gia đình ở thành phố chỉ cần 7 – 14 khay luân phiên thay nhau trong tuần (mỗi ngày 1 – 2 khay) là đã có một lượng rau sạch, bổ dưỡng, an toàn cung cấp cho chính gia đình mình. Hơn nữa, cứ 100g hạt (giá 2.500đ) là ra được 1kg rau mầm. Như vậy, so với giá rau trên thị trường hiện nay thì trồng rau mầm còn có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là cứ 3 – 4 giờ lại phải tưới rau một lần. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết hanh khô thì phải tăng cường tưới nước hơn nữa.
Bằng cách trồng trên ban công
Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình bạn đọc có thể liên hệ với TS Phạm Quốc Kinh hoặc dược sĩ Lê Huy Hoàng theo số điện thoại 04.8312641 hoặc email: biomedvn@yahoo.com
Địa canh bằng đất sạch
Đất sạch đã được phối trộn sẵn phân bón hữu cơ sinh học dùng gieo trồng ngay. Giống rau gồm các loại cải bẹ, cải ngọt, cải thìa, rau muống, cà chua, ớt, chanh… Không tốn diện tích, chỉ cần nơi có ánh sáng tốt thì chỉ sau 5 – 7 ngày, với 10 hạt giống sẽ thu được 100 – 150 g rau sạch đã cắt bỏ rễ.
Phần đất còn lại có thể tái sử dụng bằng cách xới lên, nhặt hết phần rễ sót lại, cho thêm đất sạch vào đầy dụng cụ trồng. Với phương pháp trồng rau này, chỉ cần chọn nơi có ánh sáng và có thể tận dụng các đồ đựng bỏ đi như khay, thùng nhựa, chậu đất, hộp xốp…, phía dưới đục 3 đến 5 lỗ để thoát nước.
Cũng có thể tiết kiệm diện tích bằng cách sắp xếp các khay trồng thành nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau 15 – 20 cm. Chỉ cần 40 kg đất cho một 1 m2. (Nơi cung cấp: Công ty Gino, 146/6A Võ Thị Sáu, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Tel: 08.8293134 – 08.8208648. Bạn cũng có thể tham khảo tại website: www.ginovn.com):
Hải Long/Báo Đất Việt

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu

Sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt đang cho hiệu quả tốt tại nhiều vườn cây các tỉnh phía Nam, giúp giảm chi phí mà vẫn tăng năng suất.
Ông Võ Ngọc Diệp - Tổ trưởng Tổ hợp tác thanh long Lương Phú (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết, thay vì dùng phương pháp tưới thông thường, vườn thanh long 1.100 gốc của ông được thiết kế tưới nhỏ giọt sử dụng bằng năng lượng mặt trời.
Ông Diệp bên hệ thống tưới nhỏ giọt chạy bằng năng lượng mặt trời
Mô hình này không chỉ giúp ông tiết kiệm được điện, nước, nhân công… mà còn là điều kiện để ông đạt tới chuẩn VietGAP, được cấp mã xuất khẩu sang Mỹ cho trái thanh long thời gian qua. Không chỉ tiết kiệm chi phí, năng suất vườn thanh long cũng tăng lên, đạt 30 tấn/ha.
Mỗi năm 3 vụ, ông Diệp có thể thu lãi trên 300 triệu đồng. Mới đây, mô hình tưới nhỏ giọt cho vườn cây sử dụng năng lượng mặt trời này cũng được thử nghiệm tại hộ ông Hồ Xuân Phụng (xã An Phú, TX.Bình Long, Bình Phước). Năng suất vườn tiêu rộng 7.000m2 của ông Phụng đã tăng từ 1 tấn/năm lên 1,9 tấn/năm sau khi tiến hành tưới nhỏ giọt.
Hệ thống tưới nước bằng năng lượng mặt trời bao gồm một máy bơm gắn trên phao nổi thả trực tiếp xuống mương, hồ nước. Phía trên gắn một hệ thống pin tích hợp năng lượng mặt trời và một tấm panel thu năng lượng mặt trời. Máy bơm được vận hành bằng một mô - tơ có công suất 375W (khoảng 1 CV) cùng với hệ thống đường ống dẫn nước đến các gốc thanh long. Tại mỗi gốc sẽ có 2 van xả nước, nhỏ đều từng giọt và chỉnh lượng nước vừa đủ cho cây phát triển.
Theo các chuyên gia ngành trồng trọt, ưu điểm của tưới nhỏ giọt là giúp hệ thống rễ của cây phát triển mạnh nhờ được cung cấp vừa đủ nước. Qua đó, cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế lượng phân bón bị rửa trôi. Ngoài ra, tưới nhỏ giọt giúp hạn chế cỏ dại ở những vùng đất trống trong vườn cây. Từ đó, giảm công làm cỏ…
Theo danviet.v