Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp khoa học: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae),
có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia,
Malesia và Châu Á. Nó được sử dụng như một loại rau cũng như trong y
học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Hoa. Tên khoa học đồng nghĩa là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.
Thân
cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay llục ánh
đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và
phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân
vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5-20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân
rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông
tơ ở rễ.
Hoa
rau má có màu từ ánh hồng tới đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt
đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Các hoa
lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5
nhị và 2 vòi nhụy. Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt
nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay
giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm
cả rễ, được thu hái thủ công.
Một số giống rau má phổ biến
Hiện
có 3 loại giống chủ yếu: giống rau má cọng tím (thân tím, phiến lá hình
dạng răng cưa), giống rau má mèo (cây thấp, lá nhỏ, bò sát mặt đất) và
giống rau má mỡ (thân to, lá to và xanh mướt, cây cao) là loại cho hiệu
quả cao nhất hiện nay.
Một số yêu cầu về làm đất và khoảng cách trồng rau má
Lên
liếp rộng khoảng 5-8 mét, để mương rộng khoảng 2,5-3m, đào mương sâu
1,2-1,5m. Lên liếp theo kiểu cuốn chiếu đưa tầng đất mặt lên trên mặt
liếp. Băm đất cho thật nhỏ. Trước khi trồng một tuần, rải cho mỗi công
(1.000m2) khoảng 80-100 kg vôi bột, tưới nước cho vôi lọt xuống các kẽ
đất, trước khi trồng tưới nước rồi băm lại đất cho thật nhỏ.
Trồng
với khoảng cách 20x20cm, mỗi khóm trồng 3-4 đoạn thân, mỗi đoạn dài
15-20cm. Muốn cho tỷ lệ sống cao và cây nhanh ra rễ nên tưới nước tạo
cho đất ẩm trước khi trồng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau má
Nếu
có điều kiện bón cho mỗi ha đất khoảng 10-15 tấn phân hữu cơ đã hoai
mục (phân trâu, bò, gà, heo… ủ mục) 2-3 tấn tro trấu, 300-400kg Supe
lân, 300-350 kg Urea, 250-300 kg DAP. Rồi chia làm 5 lần bón như sau:
- Lần 1: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, tro trấu và Supe lân.
- Lần 2: Khoảng 10 ngày sau khi trồng, gồm 50kg DAP.
- Lần 3: Khoảng 20 ngày sau khi trồng, gồm 100kg Urea và 100kg DAP.
- Lần 4: Khoảng 40 ngày sau khi trồng, gồm 100-150kg Urea và 100-150kg DAP.
- Lần 5: Khoảng 50 ngày sau khi trồng, 100kg Urea còn lại.
Cây
rau má có thân bò sát mặt đất, từ các đốt trên thân mọc ra lá, rễ và
nhánh, khi già thì cũng ra hoa từ đó, vì vậy muốn thu được năng suất cao
cần làm sao kích thích cho các đốt lá phát nhánh nhiều, tức là phải
chăm sóc cho cây luôn ở trong tình trạng ra nhiều nhánh non, không ra
được hoa, trái. Muốn vậy phải luôn tưới đủ nước và bổ sung phân bón cho
cây (ưu tiên nhiều phân đạm hơn).
Ngoài
những lần bón phân cơ bản như đã nêu trên, sau mỗi lần thu hoạch rau
phải bổ sung phân cho rau bằng cách rải đều phân lên liếp rau sau đó
tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống rễ rau. Thường xuyên tưới nước
giữ ẩm cho đất, nhất là vào mùa khô, kể cả các đợt hạn hán kéo dài trong
mùa mưa.
Sau khi trồng khoảng 3-5 ngày dùng thuốc Ronstar 25EC hoặc Canstar 25EC; Bihoxa 25EC phun diệt cỏ cho ruộng rau
Phương pháp thu hoạch rau má
Sau
khi trồng, cây rau má có khả năng ra rễ, phục hồi rất nhanh, chỉ sau 60
ngày đã cho thu hoạch đợt rau đầu tiên. Sau khi thu hoạch tiếp tục bón
phân hai lần vào ngày thứ 10 và 20 thì đến ngày thứ 30-35 sẽ cho thu
hoạch lứa kế tiếp. Với cách làm này mỗi năm rau má có thể cho thu hoạch
từ 8-10 đợt.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét