Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Thời tiết thất thường: Rau xanh khan hàng, tăng giá

Rau xanh giá chóng mặt
Khảo sát tại các chợ đầu mối Phùng Khoang, Dịch Vọng, Cổ Nhuế… ở Hà Nội vào đầu giờ sáng cho thấy, giá các mặt hàng rau xanh tại chợ hầu hết đều tăng mạnh. Có những loại giá tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần so với thời điểm trước đó vài ngày.
Giải thích về vấn đề tăng giá, bà Nguyễn Thị Hoa tiểu thương ở chợ Phùng Khoang cho biết: “Thời gian trước mưa lớn kéo dài nhiều ngày, diện tích rau ở các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận chuyên cung cấp rau cho thành phố đều bị ngập nước và chết rất nhiều dẫn đến nguồn hàng đổ về chợ giảm hẳn”. Đây cũng là lý do khiến các sạp rau ở chợ không còn phong phú về chủng loại, số lượng mỗi loại cũng bị giảm đi đáng kể. Nhiều sạp rau chỉ bày bán một hai loại thay cho bảy tám loại như trước kia.
Một số tiểu thương tại chợ Dịch Vọng cũng nhận định rau xanh tăng giá nguyên nhân chủ yếu là do khan hàng. Diện tích rau bị hỏng nhiều, rau trồng mới lại chưa lớn kịp. Tuy nhiên, cũng có nhiều tiểu thương lấy cớ nguồn cung hàng khan hiếm để đẩy giá rau xanh lên cao gấp nhiều lần so với giá thực tế để kiếm lời , một tiểu thương tại chợ Dịch Vọng cho biết.
Tại chợ Dịch Vọng, hiện rau muống có giá 4.000 đồng/mớ tăng 2.000 đồng/mớ, rau ngót, mùng tơi giá 3.000 đồng/mớ tăng 1.500 đồng/mớ, rau bí 5.000 đồng/mớ tăng 2.000 đồng/mớ, rau dền 5.000 đồng/mớ tăng 3.000 đồng/mớ, mướp đắng 7.000 đồng/kg tăng 3.000 đồng/kg, dưa chuột 7.000 đồng/kg tăng 2.000 đồng/kg, bầu, bí tăng 1.000 đồng/kg lên 6.000 đồng/kg, su su giá 12.000 đồng/kg tăng 4.000 đồng/kg…

Rau xanh tăng giá nguyên nhân chủ yếu là do khan hàng. (Ảnh BH)
Tăng mạnh nhất là các loại rau cải. Tại chợ, cải ngọt giá 20.000 đồng/kg tăng gần gấp ba lần thời điểm nửa trước đó, cải thảo 15.000 đồng/kg tăng 6.000 đồng/kg, cà rốt giá 21.000 đồng/kg tăng 10.000 đồng/kg, khoai tây 15.000 đồng/kg tăng 5.000 đồng/kg, mướp hương giá 25.000 đồng/kg tăng 10.000 đồng/kg…
Về đến các chợ bán lẻ, chợ cóc giá rau còn được thổi lên cao hơn nhiều so với giá tại chợ đầu mối. Mỗi loại rau củ bán ở chợ bán lẻ, chợ cóc giá cũng phải cao hơn ít nhất là 2.000 đồng/mớ/kg tùy loại. Có loại giá còn được đẩy lên gấp đôi so với giá bán tại các chợ đầu mối.
Các loại thực phẩm khác như thịt lợn, thịt bò giá vẫn tương đối ổn định. Hiện thịt lợn thăn có giá 90.000 đồng/kg, thịt vai, mông, ba chỉ giá 85.000 đồng/kg, thị bò giá 160.000 – 180.000 đồng/kg tùy loại. Riêng thịt gà đang có xu hướng giảm. Giá thịt gà công nghiệp tại chợ Dịch Vọng chỉ còn 40.000 đồng/kg loại ngon, loại thường giá dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg.
Mặc dù bị dập nát, kém chất lượng, rau không được tươi ngon như những ngày trước đó nhưng lượng rau ở các chợ vẫn cứ được tiêu thụ vèo vèo.
Theo lời chị Bình, giá rau ít nhất một tuần tới vẫn không thể giảm bởi nguồn cung rau vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng.
Các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, gà, thủy sản giá vẫn tương đối ổn định. Nhiều loại có tăng giảm nhưng chỉ nhích lên hoặc giảm xuống 1.000 -2.000 đồng/kg.
Bà nội trợ ngán ngẩm
Giá rau xanh đồng loại tăng mạnh khiến nhiều bà nội trợ tỏ ra ngán ngẩm. Bác Lê Tuyết Mai ở Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Chưa kịp mừng vì giá thực phẩm, rau xanh giảm được một chút ít thì nay giá rau lại tiếp tục tăng phi mã. Đi chợ vào sáng sớm hỏi giá mà có loại tăng gấp ba lần”.
Tương tự, cô Nguyệt ở gần chợ Phùng Khoang cũng phát hoảng vì rau tăng giá. Cứ hai ba hôm giá rau củ tại chơ lại thay đổi, có loại giá đã được đội kên gấp hai, ba lần. Nhìn ngắm mãi mà chẳng biết mua sao cho hợp với túi tiền. Thắc mắc giá dạo này tăng nhiều quá đều được các tiểu thương tại chợ giải thích rau chết do mưa lớn nên khan hàng, cô Nguyệt nói.
Rau xanh tăng giá khiến nhiều người cũng phải cắt giảm bớt đi một lượng rau đáng kể trong bữa cơm hàng ngày của mình. Bạn Hoàng Ngân, sinh viên năm hai Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “rau tăng giá nên không dám mua nhiều. Một mớ rau dền cũng đủ nấu tạm một bữa thay vì hai mớ một bữa như trước. Còn những loại như rau cải, su su thì giá cao trên trời. Mua một cân rau cải bằng gần 1 cân thịt gà làm sao sinh viên mua nổi”.

Chị Bình chủ sạp rau ở chợ Dịch Vọng cho biết: "Mặc dù giá rau hai ngày gần đây tăng so với tuần trước, tuy nhiên do hàng khan hiếm, lượng rau đổ về chợ giảm mạnh, rau có dập nát hay kém chất lượng thì vẫn đắt hàng".
Theo lời chị Bình, giá rau ít nhất một tuần tới vẫn không thể giảm bởi nguồn cung rau đang bị ảnh hưởng từ những trận mưa lớn kéo dài trong vài ngày trước đó. Rau ở hầu hết các huyện ngoại thành Hà Nội đều chết, hỏng hay không lớn kịp.
Hầu hết các tiểu thương ở chợ đầu mối và cả chợ bán lẻ ở Hà Nội đều nhận định rằng giá rau đang đà tăng và sẽ không thể giảm ngay khi nguồn cung hàng vẫn chưa ổn định.
Hân Phương

Dinh dưỡng hằng ngày cho người tăng huyết áp

Tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến, đặc biệt ở người có tuổi, một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hoặc tàn phế trong số các bệnh tim mạch. Bệnh thường diễn biến âm thầm nhưng hậu quả rất nặng nề.

Nếu được theo dõi và điều trị đúng sẽ tránh được tai biến, biến chứng, giữ được sức khoẻ, sức lao động và tuổi thọ. Nguyên tắc trong điều trị bệnh tăng huyết áp là phải phối hợp việc thay đổi lối sống, kiểm soát được huyết áp mục tiêu ở mức < 140/90mmHg, những bệnh nhân có kết hợp tiểu đường hoặc suy tim, suy thận phải kiểm soát huyết áp với mục tiêu thấp hơn 130/80 mmHg. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, vấn đề ăn uống, tập luyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng.
Ăn giảm muối, giàu ka-li và can-xi
Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, chỉ nên bổ sung thêm 5g muối tức là một thìa cà-phê muối ăn/ngày là đủ. Một nghiên cứu của Viện Tim - Phổi và Huyết học Quốc gia ở Mỹ, cho thấy, chỉ cần ăn giới hạn muối trong khoảng 1,5g/ngày sẽ làm giảm đáng kể huyết áp ở cả hai nhóm người (nhóm ăn theo chế độ thông thường cũng như nhóm ăn theo chế độ kiểm soát huyết áp). Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Một khảo sát gần đây cho biết, người Việt Nam đang có khuynh hướng ăn nhiều muối. Lượng muối trung bình mỗi người tiêu thụ từ 18-22g/ngày, trong khi lượng khuyến cáo không quá 5g. Đây là một trong các yếu tố gây THA ở nước ta. Để làm giảm nguy cơ gây bệnh THA, ngoài việc giảm lượng muối khi nấu nướng, cần hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm. Chú ý với những loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp luôn có lượng muối khá cao. Muối thường được đề cập trong chế độ ăn hằng ngày là muối ăn sodium chloride (NaCl). Tuy nhiên, có nhiều loại muối khác cùng gốc sodium (natri) tồn tại trong các loại thức ăn, thức uống công nghiệp, như mì chính, nước ngọt có ga…
Ăn nhiều hoa quả, rau, thực phẩm ít béo, giảm ăn mỡ
Nên ăn ba bữa một ngày, trong đó khoảng một nửa thực phẩm là chất bột, rau xanh, trái cây. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt. Cố gắng ăn nhiều rau xanh, đậu hạt. Hằng ngày, nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như pho-mát, sữa chua... Mỡ bão hòa có nhiều, trong mỡ động vật, bơ, pho-mát… Khẩu phần ăn hằng ngày (tính theo mức cung cấp năng lượng) không quá 1/10 là lượng mỡ bão hòa. Nên ăn nhiều cá, hải sản và giảm các loại thịt lợn, thịt bò; ăn giảm mỡ động vật và lòng đỏ trứng vì chúng có hàm lượng mỡ bão hòa cao, là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa. Các nhà khoa học khuyên nên chuyển dần chế độ ăn nhiều thịt sang ăn nhiều cá và đạm thực vật. Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá, hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. A-xít béo omega-3 trong cá và các loại hạt này có tác dụng làm hạ cô-lét-xtơ-rôn xấu, tăng lượng cô-lét-xtơ-rôn tốt và giảm nguy cơ máu đông. Nhiều nghiên cứu khoa học khác cho biết chất xơ trong rau quả, gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa chất béo và làm hạ huyết áp. Các chất xơ có khả năng hút nước, trương nở lên đến 8-10 lần trọng lượng ban đầu, có thể kết dính, đào thải nhiều cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chất xơ cũng thu hút những a-xít mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa các chất béo đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều này buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cô-lét-xtơ-rôn ở gan để tạo ra những a-xít mật mới làm giảm cô-lét-xtơ-rôn máu. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành với nhiều chất xơ, chất khoáng là nguồn chất đạm, chất béo tưởng cho phòng chống THA. Khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng ka-li rất cao, đặc biệt là chuối (tỉ lệ kali/natri: 396/1). Do đó, chuối có tác dụng hạ huyết áp, chống đột qụy rất tốt.
Bỏ các thói quen xấu có hại
Nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa rượu và huyết áp. Uống nhiều rượu là yếu tố gây THA. Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng. Uống rượu với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2 - 4mmHg. Nam giới mỗi ngày không uống quá 2 li nhỏ, tương đương 30ml ethanol (tức khoảng 330ml bia hay 120ml rượu vang hay 30ml rượu whisky). Đối với phụ nữ và người nhẹ cân, lượng rượu nên uống chỉ bằng một nửa nam giới. Thuốc lá ngày càng được chứng minh rất có hại cho sức khỏe. Ngừng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh THA, các bệnh tim mạch và các bệnh khác
BS Phạm Văn Thiều
(Biên soạn theo tài liệu Chương trình
 mục tiêu Quốc gia phòng THA)

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Hãy trọn vẹn với cuộc sống

Cuộc đời cũng giống như trò chơi tung hứng. Bạn có trong tay 5 quả bóng có tên là: Công Việc, Gia Đình, Sức Khỏe, Bạn Bè Tinh Thần. Bạn phải cố gắng không làm rơi bất cứ quả bóng nào. Công Việc và Tinh Thần là những quả bóng cao su, nếu rơi xuống chúng có thể nảy trở lên vào tay bạn, nhưng 3 quả bóng còn lại là những quả bóng thủy tinh, chúng có thể sẽ bị trầy xước, sứt mẻ, hoặc thậm chí vỡ tan khi rơi xuống đất. Nếu không tự chủ, bạn khó có thể lường trước được quả bóng nào sẽ rơi xuống đất. Vì vậy hãy học cách giữ cân bằng cho cuộc sống của chính mình.

Công Việc và Tinh Thần là những quả bóng cao su, nếu rơi xuống chúng có thể nảy trở lên vào tay bạn, nhưng 3 quả bóng còn lại là những quả bóng thủy tinh, chúng có thể sẽ bị trầy xước, sứt mẻ, hoặc thậm chí vỡ tan khi rơi xuống đất. Nếu không tự chủ, bạn khó có thể lường trước được quả bóng nào sẽ rơi xuống đất. Vì vậy hãy học cách giữ cân bằng cho cuộc sống của chính mình.
Đừng hạ thấp giá trị bản thân khi so sánh mình với người khác. Mỗi chúng ta đều là những con người đặc biệt và có giá trị riêng. Nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là biết mình được đánh giá và nhìn nhận đúng.
Hãy trọn vẹn với cuộc sống

Đừng để những ước mơ, mục đích của bạn lệ thuộc vào người khác, mà phải bắt nguồn từ chính khao khát, đam mê của bạn. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho bản thân mình.

Bạn hãy nâng niu, gìn giữ những gì thân thuộc, gần gũi nhất trong trái tim bạn. Đó chính là những giá trị tinh thần để cuộc sống của bạn thêm phần ý nghĩa.

Đừng để cuộc đời bạn trôi qua một cách vô nghĩa khi mãi chìm đắm trong kỷ niệm hay nỗi đau trong quá khứ hoặc lo lắng quá về tương lai. Hãy sống trọn vẹn cho giây phút hiện tại bằng tất cả cảm nhận và nhiệt huyết của trái tim mình.

Đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn có thể làm được điều gì đó. Mọi thứ chỉ thật sự chấm dứt khi bạn thôi không muốn cố gắng nữa.

Đừng ngại nhìn nhận rằng bạn là người chưa hoàn hảo. Sự trưởng thành của con người diễn ra trong mọi giai đoạn cuộc sống. Chính sự nhìn nhận những khiếm khuyết đó sẽ là sợi chỉ nối kết mọi người lại với nhau. Hãy học hỏi vì kiến thức và trải nghiệm là vốn quý nhất mà bạn luôn có thể mang theo bên mình.

Đừng sợ phải đối mặt với khó khăn, thử thách vì đó chính là cơ hội vững vàng để bạn trưởng thành hơn.

Đừng để tình yêu thiếu vắng trong cuộc đời bạn bằng cách nói rằng thật khó tìm thấy nó. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là cho đi. Cách mau chóng nhất để đánh mất tình yêu là cố giữ nó thực chặt. Và cách tốt nhất để giữ trọn vẹn tình yêu là chắp cho nó một đôi cánh.

Hãy sử dụng thời gian và ngôn ngữ một cách cẩn thận. Không một lời nói hay khoảnh khắc nào đã qua có thể lấy lại được.

Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh để rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ phải tự hỏi mình đang ở đâu. Hãy vạch ra hành trình để luôn ý thức được rằng mình đang đi đâu trong hành trình ấy.

Cuộc đời ko phải là một cuộc đua. Nó là một hành trình để chúng ta từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa cuộc sống. Điều quan trọng không phảỉ là phần thưởng khi bạn đến đích, mà chính là những gì bạn đã cảm nhận được trên từng chặng đường đi. 
Sưu tầm

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Đột phá với cam sành

Trong khi nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang loay hoay với bài toán “chặt - trồng, trồng - chặt” thì ông Huỳnh Văn Sang (Hai Sang, 48 tuổi, ngụ xã Tam Ngãi, H.Cầu Kè, Trà Vinh) lại trở thành tỉ phú nhờ 20 năm gắn bó với cây cam sành.

Hai Sang chăm sóc vườn cam - Ảnh: Nguyệt Thanh
Bí quyết cam nghịch vụ Là một trong những tỉ phú cam sành của xã Tam Ngãi, Hai Sang hiện canh tác 3,5 ha đang giai đoạn cho trái. Chỉ tính mùa cam năm 2010 và 2011, ông thu về hơn 3 tỉ đồng. Bí quyết của Hai Sang là trồng cam nghịch vụ. Hai Sang kể, ông lấy vợ năm 1990. Gia đình không có nhiều đất mà lại có đến 4 anh em trai, nên khi ra riêng Hai Sang chỉ được cha mẹ cho 2,5 công (2.500m2). Đất ít quá, lúa thu hoạch chỉ đủ ăn chứ không bán chác gì được nên không có tiền. Ông đánh bạo lên liếp trồng cam với suy nghĩ đơn giản, trồng cây ăn trái sẽ “khỏe” hơn trồng lúa và có thời gian đi làm mướn kiếm sống. Không ngờ trồng cam vất vả hơn nhiều. Nhưng do đã lỡ trồng, ông phải ráng bỏ công chăm sóc. Lúc cam chưa có trái, Hai Sang phải trồng xen đủ loại rau củ theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Tới khi vườn cam có trái thì trụ được tới bây giờ. Cũng nhờ trái cam mà miếng đất của anh cứ lớn dần, từ 2.500m2 ban đầu, anh mua thêm dần thành 9.500m2.
Nghề trồng cam vùng này lâu nay mỗi héc ta thu vài trăm triệu đồng là chuyện thường. Nhưng trong 3 năm liên tục, mỗi héc ta cam nghịch vụ thu bạc tỉ, khiến bản thân Hai Sang cũng cảm thấy... sửng sốt. Từ 2009 tới nay, chỉ với chưa đầy một mẫu đất, Hai Sang thu về hơn 4 tỉ đồng, con số trước đây có mơ ông cũng không dám nghĩ tới. Hai Sang phân tích, đất mà nhà vườn Tam Ngãi đang trồng cam là đất phù sa bồi đắp bởi sông Tiền. Từ xưa tới giờ vùng này không bao giờ thiếu nước ngọt nên trồng cam muốn xử lý cho ra trái bất kỳ tháng nào trong năm đều được. Trái cây mùa thuận phải nhờ đến nước mưa, còn đất ven sông Tiền có lợi thế là không lệ thuộc nước mưa nên nhà vườn có thể đổi sang thu hoạch mùa nghịch theo ý mình.  Ở xã Tam Ngãi, trồng cam nghịch vụ thu nhập 1 tỉ đồng/ha/năm tính ra tới mấy chục hộ chứ không phải ít. Cam mùa thuận giá 4.000-5.000 đồng/kg, mỗi héc ta bình quân 25 tấn, nhà vườn thu hơn 100 triệu đồng, vẫn cao hơn lúa. Còn trồng vụ nghịch, mỗi kg giá 25.000-30.000 đồng, có khi cao hơn nên thu về tiền tỉ cũng không có gì lạ.
Không sợ dội chợ
Theo Hai Sang, cụm từ “dội chợ” chỉ dành cho chỗ nào làm nông nghiệp theo kiểu tự cấp tự túc. Hồi mới trồng cam, mỗi lần trái chín vợ anh hái bỏ vô thúng ra chợ xã ngồi bán. Dần dà bà con trồng nhiều, khi thu hoạch bán chợ xã không hết thì đưa xuống xuồng, chở ra chợ huyện. Về sau này, khi cam nhiều thì xuống tới chợ tỉnh. Nhưng bán loanh quanh Trà Vinh, giá không cao lên được. Mấy năm nay sản xuất theo hướng hàng hóa, cam Tam Ngãi nhiều, mỗi năm cung cấp hàng chục nghìn tấn, thương lái khắp nơi kéo về thu mua. Nhờ vậy mà có sự cạnh tranh, giá cả vì thế mà cũng tăng lên. Bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường, nếu làm nhỏ lẻ thì trái cam sành Tam Ngãi không thể đi xa được. “Hồi đó ít ai trồng nên có thất bại mình cũng đâu biết hỏi ai, thành ra tôi phải tự ghi chép rồi tự rút kinh nghiệm. Vì vậy, bây giờ tôi rất hiểu những nông dân vừa bỏ lúa chuyển qua cam. Mình đi trước phải chỉ người đi sau thôi. Mình mà giấu nghề, vườn cam của hàng xóm bị bệnh, lây qua mình thì mình thiệt chứ ai thiệt. Trong xóm tôi, mấy năm trước thằng Huyền (Nguyễn Văn Huyền, 30 tuổi) chỉ có 2,5 công đất. Làm không đủ sống nên đi TP.HCM làm mướn. Mấy năm nay Huyền về trồng cam, anh em đi trước chỉ cho chút nghề, Huyền bán cam mấy mùa đã cất được ngôi nhà khang trang. Hay như anh Trần Văn Giang, Phan Văn Mười ở cạnh nhà nhau. Đất ít, hai anh em rủ nhau trồng cam, giờ cũng trở nên khá giả. Trường hợp anh Huỳnh Văn Thức, chỉ có 0,7 ha ruộng chuyển qua cam, có năm thu bạc tỉ thì gọi là giàu chứ không phải là khá nữa”, Hai Sang kể.
Theo ông Huỳnh Văn Giàu, Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi, nhiều năm trước đây 2.100 ha đất nông nghiệp của xã bà con chuyên trồng lúa. Dù dãy đất này nằm ven sông Hậu, phù sa màu mỡ nhưng làm lúa cũng chỉ đủ ăn. "Cả xã có gần 3.000 hộ dân nên diện tích canh tác bình quân đầu người tương đối thấp. Nếu chỉ làm lúa, mỗi héc ta thu được cao lắm cũng chỉ 30 triệu đồng/năm. Vài năm trở lại đây, hơn 1.500 ha được chuyển sang trồng cam sành. Rất nhiều hộ trước đây đời sống khó khăn nay đã vươn lên làm giàu nhờ cây cam sành", ông Giàu nói.
Nguyệt Thanh