Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Củ gừng

Gừng có  danh pháp khoa học:  Zingiber officinale là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc.
Gừng là cây thân thảo, sống lâu nưm, cao 0,6 – 1m
Lá màu xanh đậm dài 15 – 20cm, rộng khoange 2cm, mặt nhẵn bong, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống. Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm.
Thân ngầm phìng to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ xung quanh củ có các rễ tơ. Rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 – 15cm
Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc từ gốc dài tới 15 – 20cm. Hoa dài tới 5cm, rộng 2 – 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép cánh hoa và nhị hoa mùa tóm.
Số luợng chồi nằm ở củ gừng không nhiều, là nguồn giống duy nhất hiện nay để trồng rừng
Giống gừng và kỹ thuật chọn giống gừng
1. Cách chọn gừng giống:
Bà con nông dân rất ít khi có gừng giống để sẵn trong nhà, thường mua gừng giống từ các địa phương khác chuyển tới nên nông dân rất dễ mua phải gừng non, gừng chưa đúng độ tuổi để dùng làm giống (thường khoảng 8 tháng) hoặc gừng trước đó đã bị nhiễm bệnh. Để xác định được gừng đã già và có thể làm giống được, cần quan sát những đặc điểm sau đây:
Khi bẻ củ gừng ra, bên trong ruột củ gừng có màu vàng sậm. Phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại (gừng đã già và phần thân đã tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân để đạp lên cây gừng). Trồng phải gừng non hoặc gừng đã nhiễm bệnh trước đó thì gừng sẽ kém phát triển và bệnh hại phát triển mạnh sau này.
2. Cách xử lý gừng giống:
Hom gừng giống được tồn trữ nơi thoáng mát, với mật độ vừa phải và phun Validacine để phòng bệnh.
Trước khi ngâm ủ gừng giống, hom gừng giống được ngâm trong dung dịch thuốc trừ nấm (Topsin, Dithane…) khoảng 30 phút, sau đó vớt gừng ra để nơi khô ráo, khoảng một tuần sau thì tiến hành bẻ hom. Dùng tay để bẻ, không được dùng dao để cắt hoặc bổ đôi củ giống (mầm bệnh dễ dàng truyền từ củ này sang củ khác, đồng thời nếu bổ đôi củ giống khi trồng sẽ dễ bị mất nước và chết). Sau khi bẻ hom gừng xong phải để 15 ngày sau mới tiến hành đem ủ, thời gian này giúp cho vết bẻ khô mặt.
3. Cách ủ hom gừng:
Hom gừng giống được ủ trong tro trấu và tưới nước vừa đủ ấm để giúp hom gừng nẩy mầm tốt, thời gian ủ thường là 15 ngày (tuỳ theo hom gừng mạnh hay yếu). Chú ý, trước khi đem hom gừng ra trồng thì cần loại bỏ ngay những hom gừng bị mềm hoặc thối, vì đã bị nhiễm bệnh và có thể lây lan ra trên toàn bộ đám gừng.
4. Giống Gừng
Trong sản xuất và trong tự nhiên ở nước ta phổ biến có 3 loài:
* Gừng dại (Zingiber cassumuar) củ khá to, nhiều xơ, vị cay, nhiều mùi hăng, thịt củ màu vàng xanh được dùng làm thuốc, gia vị, thường mọc hoang dại trong tự nhiên.
* Gừng gió (Zingiber Zerumbet) ít được gây trồng, củ chỉ dùng làm dược liệu.
* Loài gừng trồng phổ biến (Zingiber officinale) trong sản xuất có hai giống khác nhau:
* Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu.
* Gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Phân bón cho gừng
Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần.
Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất.
2. Kĩ thuật trồng gừng
- Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm.
- Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm
- Mỗi hốc đặt một hom.
- Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm.
3. Chăm sóc cây gừng
- Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali).
- Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại.
Phương pháp thu hoạch
Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét