Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Shaun the Sheep


Hình ảnh


Shaun the Sheep là loạt phim truyền hình dành cho trẻ em của Anh sản xuất bởi Aardman Animations, và ủy quyền bởi BBC và WDR. Chúng được sản xuất theo công nghệ hoạt hình búp bê. Tập phim đầu tiên được phát sóng ở Vương quốc Anh trên CBBC vào tháng 3 năm 2007. 60 tập phim đầu tiên được coi là một thành công rất lớn trên toàn thế giới và 20 tập phim tiếp theo hiện đang được phát sóng.


Lịch sử

Shaun the Sheep lần đầu xuất hiện trên sóng truyền hình là vào năm 1995 trong bộ phim A Close Shave cùng với nhân vật Wallace và chú chó Gromit. Tuy chỉ lộ mặt đúng bốn phút nhưng cừu Shaun kháu khỉnh đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của công chúng Anh. Và cũng từ đó, Shaun đã có hẳn cho mình một TV show riêng trên đài BBC do studio Aardman sản xuất.

Hình ảnh


Tóm tắt chuyện

40 tập phim của Shaun the Sheep là những cuộc phiêu lưu, nghịch phá, rong đuổi của Shaun và đàn cừu trên đồng cỏ của nông trại. Do sở hữu lượng IQ cao hơn cả người thường và bộ óc hiếu kỳ của một đứa trẻ lên ba, nên đôi khi, Shaun trở thành kẻ giật dây cho nhiều âm mưu “quậy phá” như: đặt bánh pizza, đào hồ bơi, biến kho thóc thành sàn nhảy lớn, ồn ào... Và xuyên suốt hành trình “tội ác” còn có sự đóng góp đáng kể của: Shirley - một cô cừu béo nhất bầy đàn có thể ăn bất cứ thứ gì mà cô nhìn thấy; Timmy - một bé cừu dễ thương; Bitzer - chú chó chăn cừu rất biết cư xử.

Hình ảnh


Các vai trong loạt phim

Vai chính

Shaun là chú cừu thông minh nhất trong đàn. Chú là bạn tốt của chú chó chăn cừu Bitzer và có chỏm lông trên đầu rất đặc trưng.

Hình ảnh


Bitzer là một chú chó chăn cừu, trợ tá đắc lực và trung thành của Người nông dân. Chú cũng là một người bạn tốt của Shaun, thường xuyên phải đóng vai trò là người dọn dẹp bất đắc dĩ hậu quả của những trò nghịch phá của Shaun và đàn cừu.

Hình ảnh


Shirley là một cô cừu ăn bất cứ thứ gì, lớn nhất trong đàn. Vì quá to béo nên cô thường bị mắc kẹt và cần những chú cừu khác đẩy hộ, kéo hoặc thậm chí lăn cô ra khỏi chỗ bị kẹt, thậm chí bằng cách sử dụng thiết bị điện ở vài tập phim. Shirley có giọng rất trầm.

Hình ảnh


Timmy là em họ của Shaun và là chú cừu con nhỏ nhất trong đàn. Chú thỉnh thoảng lại là trung tâm của vài chuyện rắc rối. May mắn là mẹ của chú là luôn ở đó để giữ cho chú được an toàn. Chú cũng là nhân vật chính của loạt phim Timmy Time.

Hình ảnh


Mẹ của Timmy là cô cừu cái có mái tóc quăn, và đôi khi bất cẩn về nhiệm vụ của một bà mẹ (kể cả chuyện lấy Timmy làm cọ vẽ). Nhưng khi con cô bị lạc, cô ấy không nguôi ngoai cho đến khi Timmy an toàn trở về. Cô cũng là dì của Shaun.

Đàn cừu là những chú cừu còn lại trong đàn. Chúng rất vui vẻ và ham chơi, thường tạo ra những trò nghịch ngợm, làm cho cả Bitzer và Shaun phải thu dọn chiến trường.

Hình ảnh


Người nông dân là chủ của trang trại. Ông sống độc thân và hoàn toàn không biết gì về sự thông minh cũng như ngu ngốc của đàn cừu của ông.

Hình ảnh


Những chú heo xấu tính là hàng xóm của đàn cừu trong trang trại. Chúng luôn tìm cách gây rắc rối cho Shaun và đàn cừu. Tuy nhiên, chúng rất sợ Bitzer.

Hình ảnh


Pidsley là một chú mèo khó chịu. Chú luôn muốn mình là con vật được yêu quý nhất của người nông dân, thường xuyên ganh tị với Bitzer và hay tìm cách phá bĩnh những chú cừu.

Hình ảnh



Vai phụ

Các con vật

Gà trống thường xuyên xuất hiện ở phần giới thiệu mỗi bộ phim. Trong tập phim Sheepwalking, chú đóng vai trò là người bảo vệ của đàn gà, thường đuổi các chú cừu tìm cách lẻn vào tổ của mình.

Gà mái xuất hiện trong tập phim Who's Mummy và In The Doghouse. Trong tập phim Who's Mummy, cô vô tình làm thất lạc con của mình và phải ra tìm kiếm, thậm chí hỏi cả chú Bò đực và nhờ đến Bitzer để tìm con mình.

Hình ảnh


Những chú gà con xuất hiện trong tập phim Who's Mummy và The Farmer's Niece. Trong tập Who's Mummy, chúng đã hiểu lầm Shaun là mẹ mình và theo sát Shaun mọi nơi. Để chúng có thể chấp nhận Gà mái là mẹ, Shaun đã phải tặng bộ lông của mình cho Gà mái.

Chú vịt xuất hiện trong các tập phim Off the Baa!, Tidy Up, và Bath time của series đầu tiên. Chú thường xuyên gặp phải các tai nạn bởi Shaun. Thỉnh thoảng chú lại xuất hiện với 1 cô vịt. Trong series thứ hai, chú được thay màu lông mới màu trắng.
Chú chim khốn khổ vô ý nuốt phải bắp cải (thứ mà đàn cừu dùng để "đá bóng") xuất hiện trong tập Off the Baa! và đứng bên cạnh Bitzer khi đang nghe nhạc MP3 trong tập Fleeced.

Chú sâu xuất ở dưới thảm cỏ trong tập phim The Kite.

"Mower Mouth" là biệt hiệu của một chú dê ăn như máy. Chú xuất hiện trong các tập phim Mower Mouth, Saturday Night Shaun và Shaun the Farmer. Là một nhân vật không thân thiện cho lắm, tất cả năng lượng đáng kể của chú tập trung vào việc ăn tất cả những gì mà chú bắt gặp, thường xuyên gây rắc rối cho Shaun và cả đàn.

Bò đực rất hung hăng, mạnh mẽ và dễ nổi giận khi Shaun giơ chiếc khăn đỏ lên. Chú xuất hiện trong tập phim The Bull, Saturday Night Shaun, Who's Mummy? và Heavy Metal Shaun. Trong tập The Bull, chú đuổi theo đàn cừu, vốn bị các chú heo xấu tính sơn màu đỏ, chạy vòng trong trang trại. Tuy nhiên, trong tập phim Saturday Night Shaun, chú và cả trang trại cùng nhảy disco.

Chuột chũi rất nghịch ngợm và tạo nên rất nhiều ụ đất gây phiền toái khắp bãi cỏ của đàn cừu. Chú ta tinh quái thoát khỏi tất cả các bẫy mà Shaun đặt ra nhưng không thoát nổi mẹ mình.

Chuột chũi mẹ chỉ xuất hiện ở phần cuối tập "Mountains out of Molehills" khi tóm lấy chuột chũi và đưa khỏi trang trại.

Bầy ong rất quan tâm đến bánh mứt dâu tây của Bitzer, và gây ra rắc rối cho Bitzer, đàn cừu, và sau đó là người nông dân.

She-Bitzer là một cô chó cái trong tập phim Fetching. Cô và Bitzer nhanh chóng phải lòng nhau và cũng nhanh chóng xa rời nhau khi người chủ của cô đi khỏi trang trại.

Chú ếch được tìm thấy trong chiếc mũ của bù nhìn, sau đó là trong túi áo mà Shaun dùng để hóa trang khi đi mua pizza cho cả đàn. Chú được Shaun dùng để đổi lấy pizza với chú bé bán hàng và trở thành vật nuôi của chú bé.

Chuột nhắt được các chú heo xấu tính sử dụng như một trò đùa để hù họa đàn cừu trong tập phim Things That Go Bump. Trong loạt phim thứ hai, các tác giả đã tạo hình chú hơi khác một chút.

Bọ rùa nhỏ bé khốn khổ bị Timmy ngồi đè lên trong tập phim The Kite.
Các chú chim thỉnh thoảng xuất hiện trong vài tập phim.

She-Shaun/Lola là một cô cừu cái xuất hiện trong tập phim Two's Company. Vì một nhầm lẫn mà cô được chuyển đến đàn của Shaun. Cả cô và Shaun đều rất thích nhau.

Cáo là một tên trộm ranh ma. Hắn bắt trộm gà trống (tập phim Cock-A-Doodle Shau), thậm chí bắt cả Timmy (tập phim Foxy Laddie) làm Shaun và Bitzer phải tìm cách giải cứu.

Thỏ cáu kỉnh cũng xuất hiện trong tập Cock-A-Doodle Shau.


Các nhân vật

Người giao bánh pizza là một anh chàng làm nghề giao bánh pizza, chỉ xuất hiện trong tập phim Saturday Night Shaun.

Người mua vải là nhân vật đã mua những mảnh vải được cắt ra từ lông của những chú cừu.

Bạn gái của chủ trang trại là bạn của chủ nông trại nuôi cừu, xuất hiện đầu tiên trong Series thứ hai.

Lái xe buýt là người đã lái chuyến xe buýt chở đàn cừu đi đến công viên, xuất phát từ trang trại trong tập Sheep on the Loose và Takeaway do những chú cừu vô ý bám lên thành xe khi nó đi qua.

Người cắm trại là một địch thủ của chủ trang trại trong tập Camping Chaos, là người có sở trường về các lĩnh vực của nông dân, đã xả rác xung quanh khu vực trang trại. Cuối cùng, ông ta đã bị đàn cừu tìm cách đuổi đi để người nông dân cảm thấy yên ổn hơn.

Scarecrow tuy không phải là con người nhưng lại là một nhân vật đã được cả đàn cừu sử dụng trong tập Take Away và Things That Go Bump.


Các vật dụng khác

Chiếc kèn túi bị các chú cừu nhầm lẫn ngớ ngẩn thành một loại chim di cư trong tập phim Bagpipe Buddy.

Hình ảnh

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Bán rau thời số hóa

KTNT - Xu hướng mua bán hàng qua mạng internet đang dần trở nên quen thuộc với nhiều người, không chỉ mua được những đồ gia dụng, nội thất hay sản phẩm du lịch, tiêu dùng… mà ngay cả mớ rau xanh hay vài thứ gia vị nhỏ người ta cũng có thể dễ dàng mua được trên mạng.

Đưa rau lên mạng
Trên thực tế, bán rau online không phải là mô hình hoàn toàn mới. Từ nhiều năm nay, người dân ở Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đã quá quen thuộc với địa chỉ trang web: www.quynhluu.gov.vn. Đây là kết quả của chương trình tiếp nhận ý thức ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An giúp sức. Từ khi website ra đời (năm 2002) đến nay, nông dân trồng rau ở Quỳnh Lương không phải lo lắng quá nhiều về việc tiêu thụ sản phẩm, họ chỉ lo chăm sóc rau thật tốt, tuân thủ nghiêm những yêu cầu về kỹ thuật trồng rau an toàn và hàng tháng ký hợp đồng tiêu thụ rau với UBND xã.
Ông Hồ Cảnh Sáu, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: "Khi rau Quỳnh Lương chưa lên mạng, thị trường chỉ bó hẹp ở các vùng phụ cận, xa hơn một chút là Thanh Hóa. Sau khi giới thiệu sản phẩm qua mạng internet, nhiều bạn hàng truy cập, giao dịch, đặt hàng nên thị trường nhanh chóng mở rộng vào Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, ra Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Dương...". Từ những thông tin trên website, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã tìm về Quỳnh Lương đặt quan hệ hợp tác lâu dài. Đây thực sự là cơ hội mới, mở ra hướng phát triển hiện đại và bền vững trong tiêu thụ nông sản nói chung, rau củ quả nói riêng ở Quỳnh Lương. Một khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh nhận xét: "Sản phẩm rau an toàn của Quỳnh Lương được tín nhiệm bởi độ tươi ngon, không có mầm bệnh, dư lượng hóa chất trong rau thấp hơn mức cho phép nhờ áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chương trình năng suất xanh cho lao động, quy hoạch có hiệu quả nguồn nước sạch để tưới cho cây trồng. Chúng tôi có được thông tin này từ chính những nhà cung cấp nên rất yên tâm khi lựa chọn mua rau ở đây".
Gần đây, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin là Công ty TNHH giải pháp phần mềm trực tuyến (FDM) thuộc Tập đoàn FPT cũng bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh… rau xanh trên mạng. Nói về vấn đề này, ông Bùi Thanh Bình, Phó giám đốc Công ty nhấn mạnh: "Mục tiêu trước mắt của website là xây dựng một hệ thống bán hàng hoàn chỉnh, hiện đại, đóng góp một phần nhỏ bé cho xã hội, cộng đồng. Hy vọng hướng đi mới này sẽ góp phần giúp FDM tích lũy kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh".
Choxanh.vn đảm bảo cung cấp rau củ quả có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, bởi tất cả sản phẩm của choxanh.vn đều được sản xuất theo quy trình VietGAP, bao gồm các quy định nghiêm ngặt về sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nguồn nước, thời gian thu hoạch...
Tuy không chính thức kinh doanh rau xanh, nhưng website vatgia.com cũng dành riêng một chuyên mục để người kinh doanh rau sạch có thể đăng tải thông tin của mình. Đại diện website này cho biết: "Cũng giống như bao mặt hàng tiêu dùng khác, rau xanh góp phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Nhất là thời điểm hiện nay, khi sự lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm gia tăng thì ngày càng có nhiều người lựa chọn những sản phẩm sạch. Trước mắt, chúng tôi sẽ làm cầu nối cho các nhà cung cấp và người tiêu dùng. Sau này, khi hình thức mua bán trên phổ biến hơn, chúng tôi sẽ xây dựng một địa chỉ trang web chuyên về rau sạch để phục vụ tốt hơn".
Hiện tại, choxanh.vn đã có 49 mặt hàng rau, củ, quả; với vatgia.com là 50 gian hàng. Theo đại diện của vatgia.com, dù khá mới mẻ nhưng mỗi tháng cũng có hàng chục đơn đặt mua rau qua website này.
Xu thế tiêu dùng mới
Nói về ý tưởng kinh doanh rau sạch, ông Bình, người trực tiếp phụ trách hướng kinh doanh này của FMD cho biết, năm 2010, FDM đã có cơ hội tiếp xúc với một khách hàng chuyên kinh doanh rau, củ, quả khá thành công tại Nhật Bản. Trong quá trình phát triển và bảo trì hệ thống quản lý bán hàng cho khách hàng này, FDM nhận thấy đây là hướng kinh doanh khá hay và có tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Tại hội nghị ME (Manager Escape) năm 2010, ý tưởng này đã được Ban lãnh đạo FDM trao đổi cụ thể hơn và trở thành hướng chiến lược mới về kinh doanh của FDM. Tuy nhiên, phải đến đầu tháng 03/2011, đội dự án mới được thành lập, chịu trách nhiệm phân tích thị trường và tiến hành triển khai dự án.
Về yếu tố thuyết phục khách hàng đến với choxanh.vn, anh Phạm Thanh Sơn, quản lý dự án kinh doanh rau sạch chia sẻ: "Bản thân ý nghĩa của loại hình kinh doanh này đã mang tính cộng đồng, với mong muốn cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm "an toàn và sạch". Bên cạnh đó, bằng hình thức bán hàng trực tiếp, công ty sẽ giảm được chi phí, từ đó giảm giá thành hàng hóa cung cấp đến người tiêu dùng".
Sắp tới, choxanh.vn sẽ áp dụng cơ chế tính điểm thưởng cho khách hàng, điểm thưởng này có thể quy đổi thành tiền cho lần mua tiếp theo. Khách hàng cũng có thể mua hàng theo hình thức định kỳ, tức là chọn mua theo tuần các sản phẩm mà họ muốn mua. Đặc biệt, hệ thống sẽ thông báo tới khách hàng sản phẩm theo mùa, có giá hợp lý nhất.
FDM sẽ hợp tác với các doanh nghiệp dưới 2 hình thức, thứ nhất là đại lý mua hàng từ các cơ sở sản xuất và bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, thứ hai là liên kết trực tiếp với doanh nghiệp và làm đại lý online bán hàng cho doanh nghiệp đó. Trước mắt, FDM đang kết hợp với Công ty Hương Cảnh, doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và cung cấp mặt hàng rau, củ, quả an toàn lớn nhất tại khu vực Hà Nội.
Nhận định về tiềm năng phát triển của hướng kinh doanh mới này tại thị trường Việt Nam, anh Sơn khẳng định: "Trước mắt, sẽ có nhiều khó khăn trong việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng nên khó hòa vốn trong thời gian ngắn". Trong giai đoạn 2011-2012, choxanh.vn đặt mục tiêu doanh thu khoảng 7 tỷ đồng.
Còn không ít khó khăn
Là xu thế kinh doanh mới, được hậu thuẫn bởi kỹ thuật hiện đại và cách làm chuyên nghiệp, nhưng hình thức buôn bán này cũng vấp phải không ít khó khăn, trong đó đầu tiên phải kể đến là tâm lý cũng như tư duy của người tiêu dùng. Cụ thể, người mua rau, quả, củ quan tâm hàng đầu là chất lượng, vì thói quen lâu này của người nội trợ là ra tận chợ, nhìn tận mắt rồi chọn cho mình loại thực phẩm, rau, củ ưng ý.
Các chuyên gia thương mại điện tử cũng nhận xét, kinh doanh rau sạch trên mạng ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Ông Bình phân tích: "Một công ty kinh doanh rau, củ, quả qua mạng khá thành công ở Nhật Bản được thành lập năm 2000, đến nay khách hàng thường xuyên đóng góp tới 80% doanh số là minh chứng cho việc ngay cả khó tính như người Nhật cũng chấp nhận. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất chúng ta đang gặp phải là làm cách nào để thay đổi quan niệm tiêu dùng của người dân. Theo tôi, khác biệt lớn nhất giúp mọi người có thể mua hàng online là biết và tin vào những tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm".
Bên cạnh đó, khâu vận chuyển và bảo quản hàng hóa cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. "Khó khăn ở đây không phải là giải pháp bảo quản hàng hóa mà cần có một hệ thống để đảm bảo việc vận chuyển và bảo quản với chi phí hợp lý để người tiêu dùng có thể chấp nhận được", ông Bình nói.
Đại diện vatgia.com thì cho rằng, thông tin cập nhật, hỗ trợ khách hàng trực tuyến, giao hàng nhỏ lẻ... là một trong những tiêu chí để thành công trong hướng kinh doanh mới này. Do đó, bên cạnh việc giúp người tiêu dùng tiếp cận xu hướng mới, các doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các công cụ tiện ích để khi lựa chọn mua hàng trong website, người tiêu dùng không còn cảm giác đang mua một mặt hàng ảo.
Có thể giờ đây, lên mạng chỉ để mua một mớ rau sẽ là hành động quá xa lạ với nhiều người, nhưng trong tương lai không xa, khi cuộc sống hiện đại hơn, khi công nghệ thông tin trở thành nhu cầu đời thường, hình thức kinh doanh này không chỉ là hướng đi tiềm năng cho các doanh nghiệp mà còn là gợi ý hết sức thú vị cho bà con nông dân muốn tìm mối tiêu thụ hàng ổn định, bền vững.
Trên website choxanh.vn, giá bán các loại rau được ghi rất rõ như cải ngọt 7.000 đồng/túi 500g, cà chua 8.000 đồng/túi 500g. Với vatgia.com, rau muống được rao bán với giá 4.500 đồng/mớ.
Choxanh.vn bán tại Hà Nội, miễn phí giao hàng tại quận Hoàng Mai, trong nội thành thêm phí 10.000 đồng/lần. Vatgia.com thì chia ra từng khu vực, gần là 10.000 đồng/lần, xa hơn là 20.000 đồng/lần giao đến tận nhà.
Danh Hùng

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Sự đặc biệt của nén hương đối với quê hương Việt Nam

Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho Tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình. Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong nhà hằng triệu triệu người Á châu - là mùi thơm đặc biệt của ngày đầu năm đi chùa lễ Phật. Chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: những cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, tay cầm hương khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh... Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa được tồn tại từ rất lâu 


Dâng hương là gì ?
Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính, tiếng Anh gọi là “offering”.
Và từ hương có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các đấng thiêng liêng, cũng được gọi là nhang và trầm, tiếng Anh là “incense”. 
Từ incense bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, và động từ incendere - có nghĩa là thắp cháy lên. 

Khói hương trong tâm linh người Việt
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến.
Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng.
Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
Tuy nhiên về mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà

Theo: Vuonhoaphatgiao.com


Lược sử về hình thức đốt nhang

Theo lịch sử ghi lại, việc đốt nhang bắt nguồn từ khoảng năm 3700 BC (cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ . Đến năm 618 AD vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức đốt nhang được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bổn, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương; sản phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỷ 17 , ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt nhang đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẻ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này. 

Ngày nay việc đốt nhang đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản, và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, ăn tân gia… dùng để cúng những vị như Phật Bà Quán Âm, Đức Mẹ Mary, Ông Bà, Tam Tiên Ông: Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài… 

Theo: Vuonhoaphatgiao.com

Khi thắp nhang nên thắp mấy nén

Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn. 

Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: đó có thể là 

Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), 

Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), 

Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), 

Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) 

Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp nhang để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là từ Hán-Việt, tức là không vĩnh viễn - tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt chắy, ngắn ngủi vô thường như thời gian của nén hương.. tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày.

Theo: Vuonhoaphatgiao.com

Ý Nghĩa Dâng Hương trong nhà Phật và các tôn giáo khác

Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, Hoa , Đăng , Trà , Quả , Thực (Nhang, Bông, Đèn, Trà, Trái, Thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa. Không lẽ Phật sẽ lên trên bàn thờ mà ăn từng trái táo, uống từng chung trà sao? 

Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá, heo quay linh đình… vì đúng ý nghĩa sự Cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ.Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của tất cả con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén Tâm hương- tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. 

Không chỉ Phật giáo, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng dùng hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các thánh lễ, trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, mình Thánh, rượu Thánh và cả linh cửu của người đã mất... Trước thời Chúa Giê-su (Jesus), những hương liệu như loại trầm frankincense có giá trị hơn cả vàng bạc châu báu. Đó là vì cổ nhân tin rằng những loài cỏ cây thơm là do chư Thiên ban cho từ trên cao và đã thấm nhuần hương thơm của Đức Chúa Trời. 

Có tài liệu ghi rằng, khi Chúa Giê-su giáng sinh, có ba vị vua đem ba thứ châu báu quý nhất trong nước thời đó để dâng lên cho ngài - đó là 1. Vàng, 2. Hương Trầm và 3. Dầu thơm đặc biệt từ rễ cây Myrrh. Điều này chứng tỏ hương trầm từ xa xưa vốn đã được xem như một vật quý giá thiêng liêng. Khói hương hòa vào không khí khiến cho không gian vạn vật xung quanh đều được thơm ngát, ví như tâm hành “Tùy thuận chúng sinh” của các bậc Bồ tát Đại nhân vậy. 

Những tôn giáo khác như Ấn Độ giáo (Hinduism) thì lại dùng hương để thư giản và tập trung hơi thở lúc ngồi Thiền. Trong khi đó, dạo Phù Thủy (Wiccanism) dùng hương để trở về với sức sống thiên nhiên để cảm thông với các vị nữ thần như Aphrodite. Trái lại, theo đạo Khổng (Confucianism) thì khói hương tượng trưng cho Đại Trượng Phu - chỉ bay lên chứ không bao giờ lặn xuống. 

Hương không có màu sắc nhưng luôn thơm ngát, như câu “Tự tại trong hành xứ, như chim giữa hư không, tìm dấu chân không thấy”. Như mùi hương vô sắc phảng phất thơm lừng, bậc tĩnh lặng sống tự tại giữa đời, đem lại an lạc và lợi ích cho đời nhưng không lưu lại một dấu tích danh sắc nào trên bia ký. Rời khỏi cuộc đời, có chăng chỉ là một khoảng không gian ngát hương: mùi hương của loại hương bay ngược chiều gió! 

Ở nhiều vùng thuộc Nam Bộ, người ta còn thắp hương cho từng gốc cây, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh của nó, cũng như là để thần thánh, hoặc vong/ hương linh hút vàp sức lực để hiển linh. 

Một điều chúng ta phải cần ghi nhớ là mỗi lần dâng hương trước bàn thờ: không những dâng hương bằng tấm lòng thành kính của mình, mà còn phải có chánh niệm, tiếng Anh gọi concentration (sự tập trung). Nên cắm từng nén hương với hai tay và cắm cho ngay thẳng, tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, mặc cho bão táp phong ba không hền dời đổi, giữ nguyên phong cách của ngừời quân tử tấm lòng trong sạch để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi.

Theo: Vuonhoaphatgiao.com