Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Bí đao

Bí đao hay bí phấn hoặc bí trắng, danh pháp khoa học: Benincasa hispida, là loài thực vật thuộc họ bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu lên như một loại rau.
Bản địa của bí đao là vùng Đông Nam Á nhưng nay phổ biến trồng khắp từ Nam Á sang Đông Á. Cây bí đao cần sức nóng mới mọc nhưng trái của nó thì chịu được nhiệt độ thấp, có thể để qua mùa đông mà không hư mặc dù dây bí đao chỉ mọc năm một, đến đông thì tàn. Lá bí đao xòe, hình bầu có lông giáp, bề ngang 10-20 cm. Hoa bí đao sắc vàng, mọc đơn.
Khi còn non, quả bí đao màu xanh lục có lông tơ. Với thời gian quả ngả màu nhạt dần, lốm đốm "sao" trắng và thêm lớp phấn như sáp. Quả bí đao già có thể dài đến 2 m, hình trụ, trong có nhiều hạt dáng dẹp. Bí đao thường trồng bằng giàn nhưng cũng có thể để bò trên mặt đất như dưa.
Một số chủng bí đao được trồng phổ biến

Bí xanh có nhiều dạng chủng. Các dạng chủng thường trồng là:
Bí trạch:
Quả thon nhỏ, trọng lượng trung bình mỗi quả là 5- 7 kg. Quả có cùi dày, đặc ruột, Thịt quả có tỷ lệ nước ít, ăn đậm, ngọt bảo trì được lâu.
Bí bầu:
Quả cong dài, trọng lượng mỗi quả là 8 – 12 kg. Quả có cùi mỏng, ruột xốp. Thịt quả có tỷ lệ nước cao, ăn có vị chua. Dạng chủng này có năng xuất cao, nhưng khả năng cất giữ kém.
Bí lông:
Quả thẳng dài, quả to như quả bí bầu, năng suất cao. Cây có đặc tính chống chịu sâu rầy khá. Bí lông có đặc điểm là chín sớm. Sau khi gieo một tháng cây cao50 -60 cm. Từ lá thứ 6-7 đã có quả, sau đó cứ 3-4 lá lại có quả. Quả nhiều, mỗi cây có 3-5 quả, bình quân mỗi quả nặng 2-5 kg
Thời vụ và kỹ thuật làm đất trồng
1. Thời vụ
Thời vụ gieo hạt trực tiếp ngoài ruộng
Bí mùa gieo từ 25/ 1 đến 25 / 2. Thu hoạch ăn quả non vào tháng 4-5, bí già thu hoạch vào cuối tháng sau đến đầu tháng bảy để dự trữ
Bí chiêm gieo 25/6 – 5/7, thu hoạch trong tháng 10
2.Làm đất:
Làm đất kỹ. Đất cần được phơi ải. Đất trồng bí chiêm chọn các chân đất thịt nhẹ, thoát nước tốt.
Lên luống để trồng. Mặt luống rộng 70-80 cm, cao 25-35 cm. Trên luống trồng hàng đơn. Đối với bí chiêm, cần có rãnh luống rộng 30 cm để thoát nước nhanh.
Nếu trên luống trồng hành kép thì mặt luống làm rộng 1,2 – 1,3 mét cao 25-35 cm, rãnh luống rộng 30 cm.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Gieo trồng
Trên các luống đơn, các hốc cách nhau 50-60 cm. Trên các luống trồng 2 hàng, các hàng cách nhau 60 cm, hốc cách hốc 1 m. Các hốc phân bố trên luống theo kiểu nanh sấu. Ở mỗi hốc gieo 3-4 hạt. Về sau tiả bớt cây ốm yếu, để lại ở mỗi hốc hai cây. Như vậy trên môt ha có 13.000 – 14.000 hốc.
Trường hợp gieo hạt trong vườn ươm hoặc gieo trong bầu đất thì sau khi làm đất bổ hốc xong đem cây non ra trồng.
2. Chăm sóc
Từ khi cây mọc đến khi cây bò ra cần chú ý xới đất phá váng 2-3 lần kết hợp với vun gốc cho cây.
 
* Bón lót:
Lượng phân bón lót cho một ha bí là 20 – 25 tấn phân chuồng, 200 kg supe lân, 100 kh sulfat kali
* Bón thúc vào 3 giai đoạng
Làn thứ nhất: khi cây con có 4-6 lá thật
Lần thứ hai: khi cây có nụ có hoa
Lần thứ ba : khi cây có quả rộ
Ở các lần bón thúc có dùng phân bắc pha vào nước, nước giải hoặc phân urê pha loãng bón cho cây.
3. Lấy dây bí, nương dây và làm giàn:
Khi thân cây bí bò ra dài 50 cm, thì lấy đất lấp lên ở vị trí các đốt. Cứ cách 1-2 đốt lại lấp chặn lên một đốt để cây ra nhiều rễ bất định, hướng cho ngọn bí bò từ hốc này qua hốc kia. Sau đó mới nương dây cho bí bò lên giàn. Dùng lạt mềm buộc thân bí vào giàn, buộc ở vị trí dước nách lá. Dàm cắm tréo như mái nhà. Số lượng cây cắm giàn cần cho 100 mét vuông là 300 – 350 cây sặt cùng với 3-4 cây tre hoặc nứa
Đối với bí chiêm, do trồng trong mùa mưa bão cho nên cần chú ý thoát nước kịp thời, làm giàn thấp và vững chắc.
Tỉa cành, bấm ngọn, gác quả
Mỗi dây bí chỉ để hai nhánh chính. Trong giai đoạn ra hoa, ra quả rộ, cần bấm bớt ngọn và hoađực, Cần chú ý điều chỉnh cho cuống quả bí nằm vào chỗ 2 cây sặt giao nhau. Trường hợp không làm được giàn để quả bí nằm dài trên mặt đất cần phải lót rơm rạ để đỡ quả.
Bí xanh ra nhánh khoẻ, tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng. không có lợi cho việc kết quả, cho nên cần ngắt nhánh kịp thời, chỉ để lại ở mỗi dây bí một đến hai nhánh.
Ngoài ra, đối với bí xanh loại quả to, khi quả đã lớn nặng 1-2 kg cần phải gác quả hoặc treo quả lên giàn, đề phòng gãy cuống rụng quả.
Phương pháp thu hoạch bí đao
Thu hoạch bí tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi dạng và đặc điểm của tập quán địa phương
Bí lông quả bé, thường 1 cây để vài quả, cho nên quả đầu cần thu hoạch sớm, khi quả nặng 1-2 kg. Thu sớm để cây tập trung nuôi các quả sau.
Bí xanh quả to, mỗi cây chỉ để một quả, nên khi quả thật già mới nên thu.
Nói chung sau khi ra hoa đậu quả 50 – 60 ngày là có thể thu hoạch được. Để cây làm giống và để quả dự trữ phải thu bí già (3-4 tháng sau khi đậu quả) khi lớp vỏ quả cũng có lớp phấn mốctrắng mới thu.
Bí xanh để giống chọn lấy ở cây khoẻ, lá nhiều, đốt ngắn, ra quả sớm, chọn quả ở giữa cây. Loài chín sớm chọn quả ở đốt thứ 8 đến đốt thứ 12. Loại chín vừa chọn quả ở đốt 14-20. Chọn quả ngay ngắn, hai đầu to bằng nhau, núm quả bé ….
 
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệ
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét