Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Rau má, cây rau vị thuốc


Rau ma cay rau vi thuoc
Rau quả tự nhiên - Rau Má

Rau má là một loại rau thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết. Ngoài ra, rau má cũng là loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.

Mô tả
Rau má còn có tên là Tích tuyết thảo. Loại thực vật nầy mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn được xếp nối tiếp nhau nên còn gọi là Liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae, là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lủng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn độ, Pakistan, Madagascar . . Cây rau má có thân nhẳn , mọc lan trên mặt đất, có rể ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.
Thành phần
Tuỳ theo khu vực trồng hoặc mùa thu hoạch tý lệ các các hoạt chất có thể sai biệt. Thành phần của rau má bao gồm những chất sau: beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K.

Dược tính, công dụng

Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào Can, Tỳ Vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy. Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của rau má. Rau má có những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid. Hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Người ta cho rằng trong những bệnh nầy, vi khuẩn dược bao phủ bởi một màng ngoài giống như sáp khiến cho hệ kháng nhiểm của cơ thể không thể tiếp cận. Chất asiaticoside trong dịch chiết rau má có thể làm tan lớp màng bao nầy để hệ thống miển dịch của cơ thể tiêu diệt chúng.

Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiên nay rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở lâu lành , vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến…

Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Do đó rau má cũng hửu ích trong các chứng tăng áp lực tĩnh mạch ở các chi dưới.

Một vài toa thuốc có sử dụng rau má
Toa căn bản:
Toa căn bản ra đời vào khoảng năm 1950 do cụ Võ văn Hưng , một lương y giàu kinh nghiêm ở miền đông nam bộ soạn. Sau đó toa căn bản được Bác sĩ Nguyển văn Hưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế thời bấy giờ hưởng ứng và khuyến khích sử dụng. Toa căn bản gồm 10 vị là toa thuốc rất quen thuộc ở các Bệnh viện, trạm y tế từ bộ đội đến nhân dân, đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỷ. Toa căn bản có đặc điểm là không có độc tính, dễ sử dụng, có tác dụng kích thích tiêu hoá, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu, giải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuỳ theo tình trạng của người bệnh và điều kiện của địa phương mà linh động gia giảm vị thuốc hoặc liều thuốc.

Toa thuốc gồm: Rau má 8g, Rể tranh 8g, Lá muồng trâu 4g, Cỏ mần chầu 8g Cỏ mực 8g, Cam thảo nam 8g.Ké đầu ngựa 8g, Củ sả 4g, Gừng tươi 4g, Vỏ quít 4g.

Đổ 3 chén nước sắc còn non một chén, uống lúc thuốc còn ấm.

Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói.

Có thể làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc ngưòi ốm mới khỏi hoặc dùng làm lương khô mang theo khi đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm.

Toa thuốc gồm 4 vị : Lá dâu tầm, Mè đen, Bột củ mài và Rau má.

Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn.

Thoái nhiệt đơn.

Có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh.

Rau má 15%, Hoạt thạch 30%, Sắn dây 20%, Sài hồ 15%, Thạch cao 10%, Cam thảo 10%.

Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.
Thuốc hạ huyết áp.
Rể nhàu 16g, Rể kiến cò 12g, Lá tre l2g, Rể tranh 12g,Rể cỏ xước 12g, Rau má 16g, Lá dâu 12g

Sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nước hàng ngày.

Sốt xuất huyết.

Rau má 20g, Cỏ mực 16g, Rau sam 16g, Đậu đen 16g. Sắc uống.
Nước ép rau má.
Nước ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Lá rau má mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống.
Lưu ý:
Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.
(theo SK & ĐS)

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Cách trồng gừng độc đáo đem lại hiệu quả kinh tế cao

Rau quả tự nhiên - Trồng Gừng
1- Trước hết là việc trồng gừng trong bao có hiệu quả cao ở Quảng Ngãi. Cách trồng cơ bản xem ra cũng khá đơn giãn. Dùng vỏ bao xi măng giặt sạch ( hoặc bao nylon, hoặc vỏ sọt tre…) đáy bao đục 6 lỗ. Dùng trấu, đất, phân trộn đều theo tỷ lệ 4 trấu + 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục, sau đó cho vào bao. Củ gừng giống sau khi ủ lên mầm được cấy vào bao. Chăm sóc thì chỉ cần tưới nước và bón thêm 2 lần phân. Lần đầu, cách thời gian trồng từ 30 đến 45 ngày. Mỗi bao gừng bón 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào một lớp hỗn hợp chất hữu cơ dày khoảng 20 cm với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 3 trấu. Lần 2, cách thời gian bón lần một 60 ngày. Mỗi bao bón thêm 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào bao một hỗn hợp chất hữu cơ với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 4 trấu. Việc phòng trừ sâu bệnh cho gừng cũng đơn giản, bao nào bị sâu bệnh dễ dàng đem ra cách ly, không để lây lan. Cái hay của cách trồng gừng trong bao là bất cứ ở đâu, chổ nào, từ thôn quê đến đô thị đều trồng được cả. Bao gừng đặt dưới đất hoặc trên giàn, trên kệ, dưới tán cây, ven lối đi, bất cứ chỗ nào mà diện tích không dùng cho sản xuất đều có thể đặt bao gừng giống để trồng. Đặc biệt là dễ di chuyển khi cần thiết để tránh sự bất lợi của thời tiết ( mưa ngâp, nắng hạn ). Thường mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ nảy từ 3 – 4 nhánh con, nhưng với cách trồng trong bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh là một củ gừng, sau 7 – 8 tháng có thể thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ/bao.
- Tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một bao gừng chưa đến 2.000 đồng, thu được 15.000 đồng. Tính ra hiệu quả trồng gừng trong bao cao gấp 8 lần so với cách trồng thông thường.
2 – Những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu. Ông Trần Văn Đi, ông Trần văn Khả, bà Trần Thị Một đều ngụ tại ấp 4, xã Hưng Long ( huyện Bình Chánh) là những người tiên phong trong chuyển đổi cây trồng, lấy cây gừng làm mục tiệu sản xuất kinh doanh của mình nay đã trở nên giàu có.  Theo họ thì khâu chọn gừng để làm giống được coi là khâu rất quan trọng. Chọn giống gừng tàu lá già, củ to, da bóng láng, không teo, không bị sâu bệnh. Nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6 dương lịch), nhằm đỡ công tưới nước, gừng phát triển tốt. Muốn cho gừng mọc mầm đồng đều cần ủ gừng trước, không nên dùng dao, mà phải dùng tay để tách nhánh, khi tách xong nhúng qua dung dịch Topsin hay Dithane với liều lượng 200g pha loãng với 50 lít nước, ngâm khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước. Một tuần sau tiến hành ủ, trải một lớp tro trấu dày từ 10 – 20cm, sau đó xếp gừng thành đống cao 20 – 30cm, phủ một lớp rơm kín lên trên, tưới nước đủ ẩm, không quá khô, không quá ướt. Nếu khô gừng sẽ khó nảy mầm, nếu ướt quá gừng dễ bị thối. Thời gian ủ khoảng 10 – 15 ngày gừng nảy mầm hết mang ra ruộng trồng. Đất trồng cần làm tơi xốp, cây gừng rất háo nước, nhưng không chịu được úng cần lên liếp, nếu ruộng cao không bị úng vào mùa mưa thì không cần lên liếp. Lên liếp ngang 1,2m; dài tùy theo khổ đất, cao 20 – 30cm, mặt liếp làm đất nhỏ san thật bằng phẳng để rễ gừng phát triển tốt. Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng hoai mục và phân lân. Nếu không có phân chuồng thì bón phân hữu cơ khác để thay thế. Khoảng cách trồng hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30cm. Sau này vun gốc sẽ lấy đất ở giữa vun sang hai bên giống vun gốc khoai lang. Cách đặt hom: Bới hốc sâu 10cm rồi rắc basudin, liều lượng 2kg cho 1.000m2 để kiến khỏi ăn. Bằm đất thật nhuyễn, đặt hom giống xuống, phủ 4 – 5 cm phân hữu cơ, dùng thùng tưới có vòi hoa sen tưới đẫm, sau phủ một lớp rơm dày để giữ ẩm. Chăm sóc: Trồng xong ngày tưới 1 – 2 lần, trời mưa không cần tưới. Bón phân: Lượng phân cần cho 1.000m2 50kg ure, 100kg lân (bón hết khi bón lót); 10kg phân kali (bón lót 5 kg). Sau khi trồng được 1,5 tháng pha 2 muỗng phân ure pha bình 20lít để tưới 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày. Khi bụi gừng đẻ 2 – 3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần liều lượng 5 kg ure, rải xung quanh gốc cách 10cm. Mỗi tháng xới đất làm cỏ 1 lần. Gừng là loại cây củ phát triển lên trên mặt đất. Khi cây gừng đẻ 4 – 5 nhánh con tiến hành vun gốc, thời gian này cần bón thêm phân hữu cơ, có thể trộn 50% phân hữu cơ và 50% đất vun vào gốc cây. Lượng phân kali còn lại bón vào tháng 10 âm lịch để cho củ to và chắc.
- Về hiệu quả kinh tế việc trồng gừng trên đất ruộng. Nếu Gừng được chăm sóc tốt thì 1 sào trồng sẽ đạt năng suất từ 4 – 5 tấn củ, với giá bán gừng hiện nay từ 17.000 – 18.000đ/kg, thì một sào người ta có thể thu được 68 triệu, trừ chi phí (giống + phân) khoảng 18 triệu, còn lời được 50 triệu là chắc chắn ./..
Báo Hội Nông dân TP HCM

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Cây lá lốt tên khoa học Piper lolot C.DC. thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là loại cây mềm mọc hoang ở nơi ẩm thấp trong rừng núi, và cũng được trồng ở nhiều nơi lấy lá làm gia vị và làm thuốc, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ.
Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau:
Chữa đau nhức xương khớp:
rau quả tự nhiên - lá lốt
 
Bài 1: Dùng 5-10g lá lốt phơi khô, hay 15-30g lá tươi, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 2: Lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, liều lượng bằng nhau (khoảng 15g khô mỗi loại), sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống trong ngày. Có thể dùng một trong các bài thuốc này, sắc uống liên tục 7-8 ngày sẽ có tác dụng tốt.
Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư): Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào âm đạo, có thể xông nhiều lần.
Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.
Chữa lỵ: Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.
BS. Vũ Nguyên Khiết
BS. Vũ Nguyên Khiết

Cách giữ rau tươi lâu


rau quả tự nhiên

Chúng tôi đã hỏi brett blair, một người trồng rau kinh nghiệm, và marita cantwell, ph.d., một chuyên gia trong lãnh vực sinh lý học sau mùa thu hoạch tại trường đại học california davis, về cách giữ cho rau xanh  tươi lâu hơn.
Lời khuyên của họ? Giữ chúng khô ráo, mát mẻ và trong môi trường ẩm. Nước nhỏ trên rau thúc đẩy sự sinh nở của vi khuẩn, làm cho rau thâm và héo đi. Nhiệt độ thoáng mát (giữa 36o- 40o F) làm chậm hóa quá trình phân hủy, và độ ẩm giữ cho lá không héo. Cantwell khuyên nên cung cấp rau xanh đủ khí oxy để duy trì sự hô hấp – một quá trình cần thiết cho cây. Cả Blair và Cantwell đều đồng ý rằng giữ cho cây rau xanh tốt trong hơn một tuần không cần trang bị hào nhoáng nào, chỉ cần một cái tủ lạnh bình thường, một cái bọc nhựa, và công thức đơn giản sau đây:

1.    Phủ đất quanh cây rau. Phủ đất ngăn mưa tạt các loài vi khuẩn từ đất lên lá. Vi khuẩn làm cây dễ héo đi trước và sau khi thu hoạch.
2.    Thu hoạch vào buổi sáng. Vào thời điểm này trong ngày, các tế bào lá cây mọng nước và có kết cấu tốt nhất. Chờ cho khi sương đã khô đi.
3.    Đục vài lỗ trên bọc và  đặt một cái khăn khô vào trong đó. Bao nhựa tạo môi trường ẩm bằng cách ngăn không cho rau xanh mất đi độ ẩm trong không khí. Đục lỗ cho phép một ít khí oxy vào trong bao; cái khăn hút hết nước ngưng tụ và giữ độ ẩm cao.
4.    Để bao rộng rãi và đừng đóng nó kín quá. Đặt cây rau quá chặt làm bẹp cây và gãy lá, làm cây dễ bị héo hơn. Để cho miệng bao hở một tí để khí oxy lọt vào.
5.    Để trong ngăn tủ lạnh. Đó là nơi mát nhất của tủ lạnh.
6.    Rửa và quay tròn. Trừ phi rau cải của bạn rất dơ, tốt nhất là chờ và rửa chúng ngay trước khi dọn ăn, vì khó mà để chúng khô hoàn toàn, kể cả với một cái rổ quay salad.
Sưu tầm.