Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Kinh nghiệm trồng rau sạch ở Nhật Bản


Dưới đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc đi chợ và trồng rau trên đất Nhật, xin chia sẻ cùng các bạn du học sinh, sống và làm việc tại Nhật Bản.
Kinh nghiệm trồng rau muống ở Nhật

Từ trước tới nay tôi không bao giờ nghĩ là mình sẽ thích thú trồng rau, trồng cây, vì muốn ăn rau gì chỉ cần ra chợ là có, thế nhưng từ khi sang Nhật, bỗng dưng tôi lại trở thành một nông dân thực thụ. (Khánh Ngọc, Nhật Bản)

alt
Vườn rau muống xanh tốt trên đất Nhật Bản.
Người Nhật không ăn rau muống nhiều như người Việt mình, dù thỉnh thoảng cũng thấy siêu thị có bán rau muống, nhưng đắt vô cùng, một bó rau muống khoảng 10 cọng được bán với giá 150 yên (khoảng 40.000 đồng), hôm nào gặp may thì có thể mua được giá rẻ 100 yên (khoảng 27.000). Để ăn thoải mái như ở nhà thì chắc chỉ đủ tiền ăn rau chứ chẳng có tiền mua thức ăn khác. Nghĩ thế nên hai vợ chồng tôi lên kế hoạch tận dụng ban công nhà chung cư để trồng rau muống.

Hồi đầu không biết, cứ gieo hạt (mang từ Việt Nam sang) mà chờ đợi mòn mỏi chẳng thấy nảy mầm, tới khi quên béng là đã gieo hạt thì nó mới bắt đầu nảy, nhưng lớn rất chậm và còi cọc, lại hay bị sâu ăn hết cả ngọn. Nản quá mà không biết làm cách nào, tình cờ ra siêu thị lại thấy họ bán rất nhiều rau mầm, và là mầm rau muống, dùng để chế biến các món salad ăn sống, đặc biệt là còn nguyên rễ. Tôi mua thử về với hy vọng cắm xuống đất trồng là lên thành cây rau muống.

Quả nhiên là thành cây rau muống thật, cắm xuống đất, chịu khó tưới nước thường xuyên, chỉ 3 tuần sau là có rau muống ăn, chắc vì đây là mầm rau muống nảy mầm trên đất Nhật nên chịu được khí hậu Nhật, chứ không như hạt cây Việt Nam mang sang trồng không lớn lên nổi.

Mỗi lần thu hoạch là cả nhà tha hồ ăn rau muống, mà là ăn thoải mái không phải đắn đo suy nghĩ, vì một gói rau mầm chỉ có 100 yên nhưng ăn được 3 bữa rau muống đầy đặn. Vặt hết một lượt thì rau lại lên một lượt mới cũng trên phần thân cây còn lại, nhưng lần này thì chỉ thu hoạch được bằng một phần ba lần đầu nên thu hoạch xong lần hai thì phải nhổ hết đi rồi gieo đợt mầm khác thì mới có rau ăn.

Tuy thế, rau muống cũng chỉ trồng được vào mùa ấm, mà lên tốt nhất là mùa hè, tầm từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa đông thì rau cũng chết hết, hoặc siêu thị lại không bán mầm rau muống nữa nên chẳng có nguồn cây giống, chúng tôi đành lại “nhịn” chờ đến “vụ” sau vậy.

Mầm rau muống bán ở siêu thị Nhật.
alt
Mầm rau muống bán ở siêu thị Nhật.
Trong lúc chờ đợi rau muống không lên nổi, thì nhà tôi trồng rau bí. Người Nhật chỉ ăn quả bí đỏ mà lại không ăn rau bí, nên nếu thèm rau bí, có cách là mua quả bí về ăn, còn hạt mang ra gieo cây, đảm bảo lên um tùm, và lên rất nhanh, với điều kiện mỗi ngày phải tưới ít nhất một xô nước to (cho khoảng 0,5m2 đất), nếu là mùa hè thì tưới gấp đôi. Quên tưới nước, cây sẽ còi, chậm lớn, hoặc dài lêu nghêu nhưng không ra hoa ra lá, tưới nước vo gạo cũng tốt vô cùng, nhưng nhà tôi hay quên lắm, nên thỉnh thoảng mới được một bữa nước gạo, còn đâu chỉ toàn nước lã thôi.

Rau bí có ưu điểm là gieo hạt rất mau nảy mầm, một khi đã nảy mầm thì rất nhanh được thu hoạch, nhưng có nhược điểm là phần thân già rất nhanh, ăn nhiều xơ, nên nếu tiếc rẻ cứ muốn cho cây vươn thêm nhiều cành con thì hầu như phần thân sẽ không ăn được, chỉ có lá và cành nhỏ thôi.

Nhưng với tôi thì như thế lại thật chuẩn, vì nhặt rau bí, khó nhất là phần thân, đằng này chỉ toàn phần cành nhỏ với lá, nên lại quá dễ dàng cho tôi. Có lần tôi còn làm được một bữa hoa bí nhồi thịt hấp, và còn ra cả quả bí con con nữa, nói vậy để biết là rau bí dễ trồng như thế nào. Mùa đông cũng có rau ăn, nhưng lên không được nhanh như mùa hè, và rau cũng hơi còi, do phải chống chọi cái rét, khô, hanh của mùa đông nước Nhật. Nhưng dù sao có cũng còn hơn không.

Câu chuyện ốc nấu chuối đậu
alt

Một bát ốc chuối đậu chắc hẳn sẽ làm các bạn đỡ nhớ quê nhà.
Đi xa, tôi chỉ toàn thèm những món Việt Nam dân dã, nhất là những món không có đủ nguyên liệu để nấu trên đất khách quê người, như món ốc nấu chuối đậu mà cả nhà tôi vẫn thích ăn.

Ở Nhật, thuỷ hải sản vô cùng phong phú về chủng loại nên ốc không phải là vấn đề, chỉ có chuối xanh là khó kiếm. Tất nhiên là nếu đặt hàng tại những cửa hàng thực phẩm Việt Nam thì cũng có thể có, nhưng đắt và hiếm vô cùng; còn siêu thị Nhật, thì mua được chuối xanh là điều không tưởng, mặc dù chuối bán ở Nhật đa số là chuối chưa chín vàng, mà còn hơi ương ương, và hầu hết là chuối nhập khẩu từ các nước nhiệt đới, nên tôi đoán chắc họ nhập chuối xanh rồi về ươm cho chín, thì mới tránh dập nát trên đường vận chuyển. Nhưng khi tôi hỏi người ta xem có chuối xanh bán không, thì chỉ toàn gặp những cái lắc đầu của người bán.

Ấy thế mà không ngờ lại có lúc mua được chuối xanh trên đất Nhật, nhưng một năm chỉ có duy nhất một đợt mà thôi, nghe hơi kỳ cục, nhưng là sự thật. Người Nhật mua chuối xanh về chỉ là để … thắp hương cho người quá cố vào dịp Obon tháng 8 hàng năm, như lễ thanh minh tảo mộ của người Việt, nên những siêu thị lớn đều có bán chuối xanh, mà bán cả một nải rất đều, rất đẹp, và quan trọng là rất rẻ chỉ khoảng 300 yên (80.000 tiền Việt) một nải 15 quả gì đó. Nhưng nếu bạn biết bình thường ở đây 198 yên một bịch chuối chín 5 quả thì sẽ thấy 300 yên một nải chuối xanh vẫn là quá rẻ.

Kinh nghiệm là phải tranh thủ mua luôn vài nải, nhà tôi thường mua hai nải, vì chỉ có hai vợ chồng nên mỗi lần ăn giỏi lắm cũng chỉ hết 5 quả, bọc từng quả vào giấy báo, cất vào ngăn đá tủ lạnh, để dành ăn dần những lúc cơn thèm nổi lên. Chất lượng của chuối xanh đông đá không khác là bao so với chuối xanh tươi đâu.

Còn hương vị “mẻ” đặc trưng của món này, tôi thay bằng sữa chua không đường, cho chút ít vào thôi là chuẩn như mẻ xịn luôn, ăn xong là đỡ hẳn nỗi nhớ quê nhà.

Công ty tư vấn GD&ĐT Nam Á (Sưu tầm)

Hà Nội triển khai dán tem rau sạch


       Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp, HTX bán rau an toàn để thực hiện dán tem vào sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng dễ nhận biết và kiểm soát được sản phẩm.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục thực hiện đề án sản xuất, kinh doanh rau an toàn...; chỉ đạo và phối hợp với Công ty cổ phần XNK sản phẩm xanh Việt Nam tăng cường bán rau an toàn qua sàn giao dịch.
Mặt khác, UBND TP giao Sở Xây dựng đề xuất 10 điểm tại tầng 1 các toà nhà chung cư trên địa bàn thành phố có thể bố trí bán rau (báo cáo UBND TPN trước ngày 30/11/2012).
Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý, không để rau không an toàn không rõ nguồn gốc trà trộn vào các điểm bán rau an toàn của thành phố...
Trên đây là nội dung Thông báo số 323/TB-UBND của UBND TP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu về tiêu thụ rau, củ, quả vào trung tâm thành phố.
Thực tế, sau khi thực hiện Kế hoạch số 140/KH-UBND của UBND TP, các quận và doanh nghiệp đã tổ chức thực hiện lưu chuyển, tiêu thụ rau, củ, quả vào trung tâm thành phố; Tuy nhiên, kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Theo đó, UBND TP yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận nội thành như: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và doanh nghiệp, HTX tập trung hơn nữa thực hiện các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ trong Kế hoạch số 140/KH-UBND của TP.
Các quận trên cần tập trung tuyên truyền địa chỉ điểm bán rau để nhân dân biết, đến mua. Công việc này phải thực hiện thường xuyên trên hệ thống loa phát thanh, mỗi ngày 2 lần vào các buổi sáng và trưa.
Ngoài ra, các quận tiếp tục rà soát các điểm bán rau an toàn trên địa bàn có điều kiện để tổ chức bán rau, bảo đảm vệ sinh, không gây ách tắc giao thông và phối hợp với các doanh nghiệp, HTX tổ chức đưa rau đến bán vào thời gian thuận lợi cho người mua, không gây cản trở giao thông vào giờ cao điểm; Đồng thời, rà soát, tìm địa điểm tại các khu chung cư, khu tập thể, nhà văn hoá... để tổ chức bán rau có thời gian ngắn trong ngày (từ 2 - 3 tiếng mỗi ngày) nhằm hạn chế ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt khác...
Sở Công thương có trách nhiệm tổng hợp các điểm bán rau an toàn để thông tin tuyên truyền để người dân nắm bắt được.
Liên quan đến việc nhận diện các điểm bán rau, tất các điểm bán rau phải có biển nhận diện theo mẫu đã được phê duyệt. Sở Công thương thực hiện việc triển khai đến các doanh nghiệp, HTX bán rau để thực hiện và kiểm tra việc treo biển nhận diện tại các điểm bán rau, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện. Trước mắt, Sở Công thương tạm ứng nguồn Quỹ Xúc tiến thương mại để triển khai việc hỗ trợ các biển nhận diện và phải chịu trách nhiệm hoàn thiện thủ tục theo đúng chế độ chính sách tài chính.
Theo báo Hà Nội mới

Hà Nội đưa rau sạch đến tận khu tập thể

Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội yêu cầu tập trung rà soát, tìm địa điểm tại các khu chung cư, khu tập thể, nhà văn hóa, sân chơi… để tổ chức bán rau khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày…

Mua theo kiểu... niềm tin

Lâu nay, người dân Hà Nội luôn có nỗi “thèm” được ăn rau sạch, nhưng mua được rau sạch không dễ. Có một thực tế là những cửa hàng bán rau sạch không ít, nhưng các bà nội trợ vẫn phải mua rau trong tâm trạng… may rủi.

Tôi thấy người ta bảo là sạch thì cứ cố mà tin là sạch, chứ còn ai mà biết được nó có sạch không. Hy vọng là người ta không lừa mình...” – chị Thủy ở Ngõ 84 Ngọc Khánh nói khi được hỏi về độ tin cậy của cửa hàng rau sạch mà chị vẫn thường mua.

Trong khi đó, những người bán rau “không nhãn mác” ở chợ thì đa số “bĩu môi” khi nói đến những cửa hàng bán rau sạch. Họ thường “rỉ tai” những bà nội trợ: “Ôi giời, người ta cũng mua cùng một chỗ với bọn tôi chứ đâu. Sạch gì mà sạch, có mà sạch… tiền thì có. Bỏ tiền mua đắt mà chẳng hơn gì”…

Nhiều người cũng cho biết, các biển quảng cáo hay đặc điểm nhận diện rau sạch cũng rất mù mờ, không có hướng dẫn để người dân nhận biết đâu là biển thật, đâu là biển giả.
 
Điều đáng nói là trong khi những bà nội trợ mỏi mắt đi tìm rau sạch và rất dễ bị lừa mua phải rau “bẩn” với giá đắt, thì những người trồng rau theo đúng tiêu chuẩn an toàn lại không tìm được đầu ra, bởi “vàng thau lẫn lộn” khi sản phẩm của họ cũng bị mang ra chợ bán như những loại rau khác. Điều đó cũng khiến nhiều nông dân không còn đủ kiên nhẫn để tiếp tục trồng rau sạch.

Nhiều người tiêu dùng vì thiếu niềm tin vào các cửa hàng rau sạch và lo cho sức khỏe đã phải tự tay mình trồng những cây rau trong chậu cảnh, gieo rau mầm, làm giá đỗ… Tuy nhiên, cách làm này rất khó cung cấp đủ lượng rau xanh cho cả gia đình. Hơn nữa, cũng chỉ có thể trồng một số loại rau nhất định chứ không thể phong phú như đi mua ở chợ.

Đưa rau an toàn đến tận sân tập thể

Để dung hòa lợi ích của cả người tiêu dùng và nhà sản xuất, trong những năm qua, Hà Nội đã tìm đủ mọi biện pháp nhằm đưa được rau an toàn đến với các bà nội trợ. Mới đây, Ngày 2/11, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND về việc lưu chuyển, tiêu thụ rau, củ, quả an toàn vào nội thành Thành phố Hà Nội. Theo đó, bắt đầu từ ngày 15/11/2012, các doanh nghiệp tổ chức bán RAT tại các địa điểm đã lựa chọn. Thời gian bán hàng tùy theo từng vị trí, địa điểm và cách thức bán hàng, có thể bán hàng cả ngày nếu địa điểm là các quầy hàng, ki ốt cố định hoặc bán từ đầu giờ sáng và cuối giờ chiều nếu là hình thức bán hàng lưu động.

Theo nhận xét của Phó Chủ tịch Thành phố Nguyễn Văn Sửu, qua 5 ngày triển khai, các quận và doanh nghiệp đã bắt đầu tổ chức thực hiện, tuy nhiên kết quả còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung kế hoạch đã đề ra.

Trước tình hình đó, Phó Chủ tịch Thành phố yêu cầu các Sở, Ngành, UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng phải tổ chức phát thanh trên loa về địa chỉ những điểm bán rau để nhân dân trong từng quận biết, đến mua ra. UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận trực tiếp chỉ đạo việc phát thanh trên loa tại phường mỗi ngày 2 lần vào các buổi sáng và trưa.

Về việc phát triển các địa điểm bán rau an toàn, các quận được giao nhiệm vụ tiếp tục rà soát các địa điểm trên địa bàn có điều kiện để tổ chức bán rau, đảm bảo vệ sinh, không gây ách tắc giao thông, phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức đưa rau đến bán vào các thời gian thuận lợi cho người mua, không gây cản trở giao thông vào các giờ cao điểm.

Phó Chủ tịch Thành phố cũng yêu cầu tập trung rà soát, tìm địa điểm tại các khu chung cư, khu tập thể, nhà văn hóa, sân chơi… để tổ chức bán rau khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày nhằm hạn chế ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt khác.

Theo quy định, tất cả các điểm bán rau phải có biển nhận diện theo mẫu đã được Thành phố phê duyệt. Sở Công thương có nhiệm vụ triển khai thực hiện việc treo biển đến các doanh nghiệp và các hợp tác xã bán rau.

Các lực lượng quản lý thị trường có nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý, không để rau không an toàn, không rõ nguồn gốc trà trộn vào các điểm bán rau an toàn của Thành phố.

UBND cũng giao Sở Xây dựng đề xuất 10 điểm tại các tầng 1 tòa nhà chung cư trên địa bàn Thành phố có thể bố trí bán rau để giới thiệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức bán rau an toàn.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

coconut wine Ben Tre


Bveget - coconut wine distributor in Hanoi
  Proud to bring specialty Ben Tre north Products is trusted around the world have brought joy and great responsibility for us
   Our products are certified health facilities. Drink no headaches dizziness. Yeast incubated material completely natural
Use: Drink cold in summer, hot in winter and can be taken directly as extracted from the coconut

Please contact:
Distributor Bveget
Tel:  0912 810 112
Email: bveget@gmail.com
Address: No. 8. Lane 1A / 9, lane 1. Nhan Hoa, Thanh Xuan, Hanoi