Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Rau Ngót

Rau ngót, bù ngót, rau tuốt, hay bồ ngót (danh pháp khoa học: Sauropus androgynus) là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á Châu nhưng cũng được trồng làm một loại rau ăn ở một số nước, như ở Việt Nam.
Rau ngót mọc thành bụi cây, cao đến 2 m, thân thảo, khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm. Khi hái ăn, thường chọn lá non. Vị rau tương tự như măng tây.
Trái ngót giống trái cà pháo nhưng kích thước nhỏ hơn.
Về mặt dinh dưỡng, rau ngót có lượng đạm cao, giàu chất vôi, nhiều sinh tố C và sinh tố K
Ẩm thực Việt Nam dùng rau ngót nấu canhvới thịt băm, hoặc có khi chỉ nấu suông vì rau có sẵn vị ngọt.
 Y học dân gian thuốc Nam dùng rau ngót để giải nhiệt, giải rượu, trừ tưa lưỡi trẻ con, ngăn ngừa đái dầm, hạ huyết áp.
Các giống rau ngót trồng phổ biến
Có 2 giống rau ngót:
- Rau ngót lá to: sinh trưởng khỏe, thân lá màu xanh đậm, phiến lá to và mỏng, phẩm chất ngon;
- Rau ngót lá nhỏ: thân, lá có màu xanh nhạt, phiến lá nhỏ và dày, đường gân giữa cuống lá có màu xanh nhạt, ít bị sâu bệnh hại.
 Thời vụ trồng và một số yêu cầu kỹ thuật
1. Thời vụ.
Rau ngót được trồng bằng phương pháp nhân vô tính, trồng một lần và thu hoạch 2-3 năm. Trong 1 năm có thể đốn 2 lần để hạn chế nhiều cây cao, tăng sức sinh trưởng của cây để đạt năng suất cao.
Rau ngót bắt đầu được chăm bón từ cuối tháng 2 đến hết tháng 10.
2. Làm đất.
- Rau ngót không kén đất, nhưng muốn có năng suất cao, cần chọn đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, độ pH từ 5,5-7,0;
- Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi trồng.
3. Mật độ, khoảng cách.
- Chia luống 1,3-1,5m, mặt luống rộng 1,0-1,2m, rãnh 0,3m trồng với khoảng cách 40x25cm/khóm (2-3 hom).
- Chuẩn bị giống từ 9,5-10 vạn hom/ha, cũng có thể tách khóm từ cây gốc của năm trước để nhân thẳng ra ruộng.
Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
1. Phân bón.
Không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi để bón hoặc tưới.
+ Phân chuồng: Sử dụng 15-20 tấn/ha (540-720kg/sào), cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
+ Phân hóa học:
 
Loại phân
Tổng lượng phân bón
Bón lót (%)
Bón thúc (kg/sào/lần)
 
Kg (nguyên chất/ha)
Kg/sào qui đổi
 
 
Phân đạm
150-200
12-16 urê
20
3 urê
Phân lân
100
22 supe lân
100
0
Phân kali
100-150
7.2-11
kali sunphat
50
1 kali sunphat
 
- Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng.
- Bón thúc:
+ Lần 1: sau trồng 40-50 ngày.
+ Các lần bón tiếp theo sau các đợt thu hái.
+ Rau ngót có thời gian thu hoạch dài, có thể dùng nước phân hoai mục để tưới thêm cho bền cây.
Có thể dùng các dạng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, clorua kali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.
Xới xáo, vun gốc, làm cỏ: bón thúc phân nhiều lần sau các đợt thu hái, đặc biệt sau khi đốn thấp cây.
Chỉ thu hoạch sau khi bón phân ít nhất 14 ngày.
2. Tưới nước.
Nguồn nước tưới: sử dụng nguồn nước sạch để tưới (nước sông hoặc nước giếng khoan).
Tuyệt đối không được sử dụng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước bị ô nhiễm, nước thải từ bệnh viện. Luôn giữ độ ẩm đất 80-85%.
3. Phòng trừ sâu bệnh.
* Sâu hại: Gồm một số sâu hại chính sau:
+ Rầy xanh (Empoasca sp.) hại nặng khi bị khô hạn. Phòng trừ bằng các loại thuốc: Sherpa 20 EC, Regent 80 WG, Cyperan 25 EC...
+ Nhện đỏ (Tetranychus sp.): hại nặng trong điều kiện khô hạn, sống tập trung dưới mặt lá. Cần phát hiện sớm để phòng trừ bằng các loại thuốc: Comite 73EC, Pegasus 500 SC, Ortus 5 SC.
+ Bọ phấn (Bemisa myricae): vừa gây hại, vừa là môi giới gây bệnh virut, cần phòng trừ triệt để bằng các loại thuốc Sherpa 20 EC, Karate 2,5 EC...
+ Bọ trĩ (Thrip sp.): phòng trừ bằng Admire 50EC, Confidor 100 SL, Gaucho 70 WS, Baythroid 50 SL.
* Bệnh hại: Gồm các bệnh chính sau:
+ Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.): hại nặng trong điều kiện khô hạn, nắng ấm. Phòng trừ khi bệnh mới chớm bị, bằng các thuốc: Anvil 5SC, Score 250 EC, Bayfidan 25EC.
+ Bệnh xoăn lá (virut): cần diệt trừ môi giới truyền bệnh là bọ phấn, nếu nặng thì phá bỏ trồng lại.
- Nồng độ thuốc và lượng nước sử dụng phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc. Phải kết thúc phun trước mỗi lứa thu hoạch 7 ngày.
Phương pháp thu hoạch
- Rau ngót cho thu hoạch nhiều lứa, các đợt thu phải thực hiện nghiêm ngặt thời gian cách ly thuốc hóa học bảo vệ thực vật và bón thúc đạm.
- Thu hoạch đúng lứa, không để rau già giảm phẩm chất.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét