Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Rau khoai lang Nhật Bản


Trong chuyến công tác tại tỉnh Đắk Nông mới đây, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy hàng đoàn xe chuyên chở khoai lang về các địa điểm trung tâm để xuất khẩu. Hỏi ra mới biết, đó là giống khoai lang Nhật Bản – loại cây đang được người nông dân ở tỉnh này coi là cây “siêu lợi nhuận” do được mùa, trúng giá.
ĐỔI ĐỜI NHỜ KHOAI LANG
Cầm những củ khoai nặng đến 3 lạng, anh Nguyễn Văn Diện ở xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức cho biết, vụ này gia đình anh trúng lớn. Với diện tích 1,4 ha đất giao khoán của Trung đoàn 726 (Binh đoàn 16), anh trồng 1,4 ha khoai lang Nhật Bản. Những năm trước, do chưa có kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên củ ít lại rất nhỏ, chỉ đạt khoảng trên 13 tấn/ha. Năm nay, tuy chưa thu hết vụ 2 nhưng anh Diện dự tính cũng đạt khoảng 17 tấn/ha. Với giá bán bình quân từ 5.000-6.000 đồng/kg, gia đình anh cầm chắc 120 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí và chưa kể đến việc bán dây giống cho nông dân ở các địa phương khác đến mua.
Khoai được đóng từng gói để chuyển về các đại lý vệ tinh
“Chỉ trồng được 0,5 ha khoai lang, nhưng đến thời điểm hiện tại, gia đình tôi cũng đã thu được gần 7 tấn. Tuy giá phân bón, công dỡ khoai cao hơn năm trước nhưng vẫn còn lãi lớn, dự tính khoảng 45 triệu đồng sau hơn 3 tháng trồng, chăm sóc” – chị Cao Thị Hòa ở xã Quảng Tâm hồ hởi khoe. Cộng với 1,46 ha cà phê nhận khoán của Trung đoàn 726, hàng năm gia đình chị Hòa có nguồn thu khoảng hơn 200 triệu đồng.
Sau nhiều năm trồng cà phê chè, bắp nhưng hiệu quả kinh tế không cao, chị Cao Thị Hiếu ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức chuyển sang trồng khoai lang. Ban đầu gia đình chị trồng thử nghiệm 1 ha, nhưng thấy nguồn lợi từ giống khoai lang Nhật Bản mang lại cao nên mở rộng lên 2 ha. Nhờ thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu thuận lợi, nhu cầu xuất khẩu tăng cao nên vụ này gia đình chị dự tính thu về khoảng 200 triệu đồng. “Hết vụ khoai này, tôi sẽ thuê đất để trồng khoai. Dù giá có thấp hơn thì vẫn có lãi” – chị Hiếu quả quyết.
Ngay như đơn vị đang thực hiện dự án kinh tế – quốc phòng Trung đoàn 726 (Binh đoàn 16) đóng trên địa bàn huyện Tuy Đức cũng vận động cán bộ, công nhân, người lao động tận dụng đất trống, bờ lô, đầm để trồng khoai. Chỉ tính trong 3 năm (2008-2011), người lao động ở trung đoàn này đã thu lợi tiền tỷ từ 2.800 tấn khoai lang Nhật Bản. Công nhân, người lao động đã thoát nghèo, trở nên khấm khá từ lương và nguồn thu nhập tăng thêm nhờ trồng khoai lang Nhật Bản.
GIỮ THƯƠNG HIỆU CHO KHOAI
Trước đây, do chưa quan tâm, chú trọng xây dựng được thương hiệu nên khoai lang Nhật Bản chỉ được coi là loại cây xóa đói giảm nghèo cho người dân các huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, theo đại tá Trần Văn Hà, Chính ủy trung đoàn 726 (Binh đoàn 16), bốn năm trở lại đây, nhờ thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên khoai lang Nhật Bản đã trở thành cây trồng chủ lực của người dân trong tỉnh. Có ưu thế về năng suất, giá trị hàng hóa cao nên giống khoai lang này không những giúp người dân mau chóng xóa đói giảm nghèo mà còn tham gia vào mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Đắk Nông.
Huyện Tuy Đức hiện có rất nhiều đại lý vệ tinh của Công ty D.J.F (Nhật Bản) và của các công ty thuộc Đài Loan, Malaysia. Khoai sau khi thu mua được vận chuyển về nhà máy tại những thành phố lớn, từ đây sẽ chế biến ra thành phẩm và xuất qua các công ty mẹ để làm bánh, kẹo, mứt… Vì vậy, chỉ riêng huyện Tuy Đức đã có khoảng 2.000 ha đất chỉ trồng giống khoai này. Một năm có thể trồng được 2-3 vụ khoai. Nếu thực hiện đúng quy trình về chọn giống, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tốt thì sau 3 tháng năng suất sẽ đạt từ 15-20 tấn/ha.
Một ngày cùng đi với những người dân ở các xã Quảng Tâm, Quảng Trực của huyện Tuy Đức, chúng tôi nhận thấy, người dân trồng khoai lang Nhật Bản ở đây đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và giữ vững thương hiệu, luôn chú ý để bảo đảm chất lượng của sản phẩm. “Không phải thu hoạch khoai thế nào cũng được mà phải dỡ bằng tay để củ không bị xây xát. Thu hoạch xong phải làm sạch, đóng gói cẩn thận trong bao ni-lon hoặc thùng nhựa rồi mới bán. Như vậy giá mới cao và giữ được uy tín với các công ty thu mua” – anh Nguyễn Văn Diện cho biết. Do đường sá đi lại khó khăn, nhất là vào những ngày mưa, nhiều người dân ở đội 4, xã Quảng Tâm phải chở từng bao vượt qua chặng đường 6,5km ra trung tâm để bảo đảm cho khoai không bị gãy dập, xây xát.
THẬN TRỌNG VỚI LOẠI CÂY TRỒNG MỚI
Trong những ngày công tác tại huyện Tuy Đức, chúng tôi gặp khá nhiều người dân ở huyện Bù Đăng, thị xã Phước Long đến tham quan, tìm hiểu cách trồng, chăm sóc và thu hoạch giống khoai lang Nhật Bản.
Sau hai ngày tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Thành ở thôn Sơn Quý, xã Phú Sơn (Bù Đăng) cho biết: “Tôi thấy việc chọn giống, cách trồng và chăm sóc đòi hỏi phải có kỹ thuật, theo đúng quy trình. Khoai lại dễ bị bệnh đục thân, dẫn đến ít củ, chất bột thấp nên hiệu quả mang lại không cao. Tôi chỉ thăm cho biết rồi mua ít dây về trồng thử dưới tán cà phê và luống cao su chứ không dám mạo hiểm trồng nhiều”.
Ông Doãn Văn Chiến, Phó chi cục trưởng chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cũng khuyến cáo: Người dân cần thận trọng với các loại cây trồng mới. Nếu trồng cần tham khảo về điều kiện khí hậu, đất đai liệu có phù hợp với tỉnh Bình Phước hay không và nên trồng với diện tích nhỏ, tận dụng dưới tán điều, cà phê, cao su… Điều rất quan trọng là đầu ra của sản phẩm. Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có một đại lý hay điểm thu mua loại khoai lang này. Về góc độ quản lý nhà nước, ngành sẽ tiến hành khảo sát thực tế. Nếu thực sự hiệu quả và có đầu ra ổn định, ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.

(Theo Báo Bình Phước)

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Cách trồng cải bắp sakata


QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CẢI BẮP THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

I. Nguồn gốc, đặc tính sinh học và giá trị dinh dưỡng.
1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Cải bắp Sakata - Nhật
Cải bắp (Bassica oleracea L. var. capitata) có nguồn từ tây bắc Châu Âu, sinh trưởng thích hợp với những vùng núi cao hoặc nơi có mùa đông lạnh.
Cải bắp là thuốc trị giun rất tốt, làm liền sẹo các vết thương, trị mụn nhọt, nó còn là thuốc giảm đau trong điều trị bệnh thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh hông (lấy các lá bắp cải dùng bàn là ủi cho mềm, sau đó đắp lên phần bị đau). Cải bắp còn được dùng làm thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và cung cấp cho cơ thể một yếu tố quan trọng là lưu huỳnh (S).
Nước sắc cải bắp được dùng để lọc máu, nó còn là loại thuốc mạnh để chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ. Trong cải bắp có chất chống loét gọi là vitamin U, do vậy mà cải bắp được dùng làm thuốc để chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng. Vitamin U rất dễ bị phân hủy khi ở nhiệt độ cao, do vậy mà người ta phải dùng nước ép cải bắp tươi.

1.2. Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ:
Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18¸200C. Cây cải bắp sinh trưởng tốt nhất khi nhiệt độ trung bình ngày 15¸200C, biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm là 50C, điều kiện nhiệt độ này bắp cải có chất lượng tốt nhất (lá mềm, cuộn chắc ăn ngon, ngọt). Vùng nhiệt đới chỉ gặp điều kiện này ở nơi có độ cao trên 800m so với mực nước biển. Nhiệt độ vượt quá 25oC cải bắp vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuộn bắp hạn chế, chất lượng bắp kém, lá cứng không ngọt.
Tuy nhiên phản ứng với chế độ nhiệt còn phụ thuộc vào đặc tính của giống. Các giống cải bắp sớm (KK Cross, T40 (Takii) và Thúy Phong...) có thể tạo bắp ngay trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao trong mùa hè của miền Bắc Việt Nam.
Ánh sáng:
Trong điều kiện vụ đông xuân của miền Bắc Việt Nam có thời gian chiếu sáng ngắn (8-10 giờ/ngày) nên cải bắp sinh trưởng tốt, nhiều khả năng đạt năng suất cao.
Độ ẩm:
Độ ẩm đất thích hợp là từ 75¸85%, độ ẩm không khí khoảng 80¸90%. Đất quá ẩm (trên 90%) trong 2¸3 ngày sẽ làm tổn thương rễ cây và gây hại toàn bộ ruộng cải bắp.
Đất và dinh dưỡng:
Cây cải bắp thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, thoát nước tốt, ẩm và độ pH từ 6¸6,5. Cải bắp ưa đất thịt nhẹ pha cát, tốt nhất là đất phù sa được bồi hàng năm. Cây cải bắp để đạt được năng suất 80 tấn/ha, chúng lấy từ đất 214 kg đạm, 79 kg lân và 200 kg kali, tức là tương đương với lượng bón 610 kg đạm Ure, 400 kg super lân và 500 kg kali.
Như vậy để đảm bảo cho cây cải bắp đạt năng suất cao cần bón đủ phân lót và phân thúc.
II. Biện pháp kỹ thuật
2.1. Thời vụ
- Vụ sớm (Hè Thu): gieo cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.
- Vụ chính (Đông Xuân): gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
- Vụ muộn (Đông Xuân muộn): gieo tháng 11 đến giữa tháng 12. Vô muén dïng gièng NS Cross và KY Cross.

2.2. Giống:
-  Giống T40 (Takii), KK Cross, Thúy Phong, cải bắp tím Sakata dùng cho vụ sớm.
-  Giống NS Cross và KY Cross, cải bắp tím Sakata dùng cho vụ chính.
-  Giống NS Cross và KY Cross dùng cho vụ muộn.

2.3. Vườn ươm
Có 2 cách gieo hạt trong vườn ươm: gieo trực tiếp xuống đất và gieo vào khay bầu.
Cách thứ nhất: Gieo trực tiếp xuống đất:
- Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Xử lý đất bằng Mocab (20 ml/8 lít) và Sincosin (30 ml/8 lít) tưới hoặc phun đều trước khi phay đất để hạn chế tuyến trùng. 1ha cải bắp cần 200¸250 m2 vườn ươm. Lên luống cao 25¸30 cm, ruộng 80¸100 cm.
- Lượng phân bón lót cho 1 m2 vườn ươm là: 1,5 kg phân chuồng, 150 g phân lân super, 100 g kali.
- Cách bón: Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5¸2 cm.
- Lượng hạt cần cho 1 ha là 400¸600 gam, lượng hạt gieo cho 1 m2 vườn ươm là 1,5¸2,0 g.
- Cách gieo hạt: hạt giống nên ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong thời gian 20 phút trước khi gieo. Hạt gieo đều trên mặt luống, sau khi gieo phủ 1 lớp trấu hoặc rơm rạ chặt ngắn 5¸10 cm, sau đó dùng ô roa tưới đẫm nước. Trong 3¸5 ngày sau gieo tưới nước 1¸2 lần/ngày, khi hạt đã nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1¸2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần. Khi cây được 2-3 lá thật tỉa bỏ cây bệnh, cây dị dạng, để khoảng cách cây x cây 3¸4cm/cây. Tuyệt đối không tưới phân đạm trong giai đoạn vườn ươm.
- Vườn ươm gieo cây con nên có mái PVC che mưa hoặc tốt nhất gieo trong nhà lưới sáng để giữ cho cây không bị ảnh hưởng bởi mưa hoặc nắng quá.
Cách thứ 2: Gieo hạt vào khay bầu
- Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với 40 hốc/khay.
- Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân chuồng mục. Các thành phần trên được trộn đều, loại bỏ rơm, rác, vật rắn sau đó đổ đầy các hốc trên khay, ấn nhẹ rồi xếp khay trên giá cao cách mặt đất ít nhất 50 cm trong nhà lưới có che mái bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).
- Tiêu chuẩn cây giống tốt: phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn. Cây có 5-6 lá thật thì nhổ trồng. Sau khi gieo hạt 20¸25 ngày cây con sẽ đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

2.4. Làm đất, bón lót trồng cây.
Chọn đất luân canh với lúa, ngô, khoai, đậu... đất trồng có độ pH: 6¸6,5 đất giàu mùn. Nơi trồng cải bắp an toàn phải xa nguồn nước thải, các khu công nghiệp. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủ động.
Làm đất kỹ, nhỏ, tơi xốp lên luống rộng 1¸1,2m, rãnh luống 0,2¸0,3m, cao 0,2¸0,25cm. Trồng 2 hàng/luống, hàng cách hàng 60÷70cm.
Rải vôi đều (100 kg/1000m2), cày xới kỹ tới độ sâu 20¸25 cm. Xử lý đất bằng Mocab (20 ml/8 lít) và Sincosin (30 ml/8 lít) tưới hoặc phun đều trước khi phay đất để hạn chế tuyến trùng.
Mật độ trồng:
- T40 và Thúy Phong: 40.000 cây/ha (cây cách cây 30 - 35cm).
KKCross, KY Cross: 35.000 cây/ha (cây cách cây 35 - 40cm).
NS Cross: 30.000 cây/ha (cây cách cây 40cm).

2.5. Bón phân
Lượng phân chuồng cho 1 ha là 25¸30 tấn phân chuồng mục dùng bón lót, chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nếu không có phân chuồng hoai mục có thể dùng phân hữu cơ sinh học với lượng dùng 1¸3 tấn/ha tùy vào từng loại đất. 
Liều lượng và cách bón phân cho 1ha như sau: 
Loại phân
Tổng lượng phân bón (kg /ha)
Bón lót
(%)
Bón thúc (%)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Phân chuồng hoai mục
25.000 - 30.000
100
-
-
-
N
120 - 140
20
20
30
30
P2O5
40 - 50
100
-
-
-
K2O
180 - 200
20
20
30
30
Bón thúc làm 3 đợt:
   - Lần 1: sau trồng 15 ngày.
   - Lần 2: Thời kỳ trải lá bàng.
   - Lần 3: Bắt đầu vào cuốn.
Có thể dùng các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.
Lưu ý Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch.

2.6. Tưới nước
   -  Tuyệt đối không được dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý để tưới.
   -  Sau khi trồng phải tưới nước ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3¸5 ngày tưới 1 lần phụ thuộc vào độ ẩm đất.
   -  Các đợt bón thúc đều phải kếp hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước.
   -  Khi cây trải lá bàng có thể tưới rãnh, sau đó phải tháo nước ngay tránh ngập úng.
2.7. Chăm sóc
Khi cây vào cuốn phải tỉa bỏ lá gốc, lá già - những lá này không còn khả năng quang hợp. Công việc này làm thường xuyên cho đến lúc thu hoạch. Chú ý không làm giập, gẫy các lá non.

2.8. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại: Cải bắp có các loại sâu hại chính như:
   -  Sâu tơ (Plutella xylostella) là sâu gây hại nguy hiểm nhất, chúng phát sinh và gây hại liên tục từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sâu rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Khi cần thiết nên dùng thuốc hóa học an toàn với liều lượng phun theo chỉ dẫn in trên nhãn.
   -  Rệp (Aphis sp.): Khi ruộng bắp cải gặp hạn rệp hại càng nhiều, trong chăm sóc bắp cải luôn chú ý giữ đủ ẩm, tỉa bỏ lá già, lá bệnh sẽ hạn chế được nhiều sâu bệnh hại. Khi rệp nhiiều có thể dùng 1 số thuốc BVTV an toàn với nồng độ và thời gian cách li của từng loại thuốc sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn bao bì.
   -  Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera liture): trong khi chăm sóc nếu quản lý tốt sâu tơ và rệp sẽ hạn chế được sự xuất hiện và mức độ gây hại của các loại sâu này. Khi những sâu này hại nặng có thể dùng các thuốc hoặc trồng luân canh giữa rau cải bắp với lúa nước hoặc các nhóm rau khác họ (đậu, cà). Trên cùng ruộng có thể trồng xen canh bắp cải với cà chua, hành để hạn chế gây hại của sâu tơ.

Vụ
Loại sâu
Thuốc sử dụng và liều lượng (tính cho ĐV sào)
Cách sử dụng
Hè Thu
Sâu tơ
Sâu khoang
Sâu xanh
Match (15-30 ml)
Pegasus (15-30ml)
Proclaim (10-20 ml)
Kuraba WP (10-20 g)
Marshal (25-50 ml)
-  Sử dụng Match hoặc Pegasus phun từ khi xuất hiện sâu non tuổi nhỏ của sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh
- Lần phun cuối sử dụng Proclaim
Rệp
Marshal (25-50 ml)
TP-Pentin 15EC (10-20 ml)
Trebon 1-EC (15-30 ml)
- Phun khi rệp xuất hiện
Đông Xuân
  
Sâu tơ
Proclaim (10-20 ml)
Ammate (8-10 ml)
Vertimex (10-20 ml)
Kuraba WP (10-20 g)
Marshal (25-50 ml)
- Từ khi trồng đến 40 ngày sau trồng: Phun định kỳ 10÷15 ngày lần.
- Từ 40 ngày sau trồng: Phun khi thấy xuất hiện sâu non tuổi
Rệp (Đông Xuân muộn)
Marshal (25-50 ml)
TP-Pentin 15EC (10-20 ml)
Trebon 1-EC (15-30 ml)
- Phun khi rệp xuất hiện
· Bệnh hại:
Các bệnh hại chính là: thối nhũn do vi khuẩn (Erwinia carotovora sp.), bệnh thối do nấm (Selrotinia selerotioum), bệnh đốm lá (Cereospora sp), bệnh thán thư. Hạn chế bệnh bằng cách không để ruộng quá ẩm, úng kéo dài, thường xuyên làm vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ, thu gom các lá già, lá bệnh... làm cho ruộng sạch, thông thoáng.
Khi cần có thể dùng các thuốc hóa học với nồng độ và thời gian cách ly phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.

Vụ
Loại sâu
Thuốc sử dụng và liều lượng (tính cho ĐV sào)
Cách sử dụng
Hè Thu
Thối nhũn
Starner ( 20 g)
- Phun phòng (sau trồng 3 ngày): Phun đạm vào gốc cây con
- Phun phòng cho các cây khoẻ khi phát hiện bệnh xuất hiện trên đồng ruộng
Đông Xuân
- Bã chè (Rhizoctonia)
- Đốm vòng
Score (10 ml)

Score (8-15 ml)
- Phun phòng vào gốc cây con sau trồng 5 ngày và 25 ngày
- Phun khi bệnh chớm xuất hiện

2.9. Thu hoạch.
Thu hoạch khi bắp cải cuộn chặt, mặt bắp mịn, lá xếp phẳng và căng, gốc chuyển sang màu trắng đục hay trắng sữa, ngà vàng. Loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh, không ngâm nước, không làm giập nát.
Năng suất cải bắp hiện nay:
- Trái vụ: 15 - 25 tấn/ha.
- Vụ sớm: 25 - 30 tấn/ha.
- Chính vụ: 35 - 40 tấn/ha

2.10. Sau thu hoạch
Cải bắp có thể bảo quản được từ 7¸10 ngày ở điều kiện nhiệt độ mát (200C), thoáng khí và tối. Cải bắp sau thu hoạch nên để trong các hộp có lỗ, trong túi lưới. ở điều kiện nhiệt độ 10C, ẩm độ 95-98% cải bắp có thể để được trong thời gian 2¸3 tháng.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Rượu dừa Mạnh Việt, Rượu dừa Hà Nội


Bveget – Nhà phân phối rượu dừa Mạnh Việt  tại Miền Bắc
  Tự hào mang đặc sản bến tre ra phía bắc, Quá trình lên men được ủ từ những kỹ sư hàng đầu tại xứ Dừa.
  Sản phẩm được tin dùng khắp ba miền đã mang lại niềm vui và trách nhiệm lớn lao cho việc thổi hồn vào những trái dừa
   Sản phẩm được sở  y tế chứng nhận. Uống không bị đau đầu chóng mặt. Chất liệu men ủ hoàn toàn tự nhiên
Sử dụng: Uống lạnh vào mùa hè, uống nóng vào mùa đông và có thể uống trực tiếp khi chiết từ trái dừa ra

Xin liên hệ:

Nhà Phân phối Bveget

ĐT : 0983 265 215
Email: bveget@gmail.com
Địa chỉ: Số 8. Ngách 1A/9, ngõ 1. P.Nhân Hòa, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Hương đạo Nhật Bản

 

alt
Từ xưa, người Nhật đã có thói quen dùng hương trầm như một liệu pháp giúp tinh thần minh mẫn. Cùng với thời gian, họ đã tạo ra nhiều dụng cụ và nhiều cách khác nhau để thưởng thức mùi hương này.
Nhang là một trong các dạng của hương trầm. Nhang vốn là đồ cúng tế quan trọng trong Phật giáo. Người Nhật tin rằng, nhang giúp tẩy uế. Nhang sử dụng để thắp trong nghĩa trang thường được chiết xuất từ mùi hương tự nhiên của lá tuyết tùng.
Tại Nhật, hương trầm được chế tạo thành nhiều kiểu dáng khác nhau phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Sự phổ biến của nó đã tạo nên nét văn hóa yêu thích của người dân nơi đây. Người Nhật có thói quen đặt túi thơm vào quần áo hay túi xách để tạo cảm giác dễ chịu. 
Trầm hương là nguyên liệu chính dùng để làm hương trầm. Trầm hương là sản phẩm đặc biệt nằm trong lõi của cây gió. Không phải bất kỳ thân cây gió nào cũng có trầm hương và kỳ nam. Chỉ một số cây gió có bệnh mới chứa trầm ở phần lõi của thân. Cây gió xuất hiện nhiều ở các khu rừng rậm nhiệt đới. Tại châu Á, trầm thường được tìm thấy trong các cánh rừng của Việt Nam và Campuchia.
Ngoài các nghệ thuật nổi tiếng như trà đạo, hoa đạo hay kiếm đạo… người Nhật còn có một loại hình nghệ thuật thưởng thức hương trầm truyền thống được gọi là “Ko-do”, nghĩa là “hương đạo”. So với các hình thức nghệ thuật khác của Nhật được truyền bá ra thế giới thì hương đạo ít phổ biến hơn.

Hương đạo là một nghi lễ thưởng thức hương trầm truyền thống chỉ có tại Nhật Bản. Ngoài ra, nó còn là hình thức giải trí, vừa giúp tinh thần minh mẫn, vừa là cuộc đấu trí giữa những người tham gia xem ai có khả năng phân biệt chính xác nhiều loại mùi hương khác nhau.

Người Nhật phân chia hương thơm ra thành nhiều nhóm. Trước tiên là mùi hương ngọt ngào, chẳng hạn như hương của mật ong. Thứ hai là hương thơm mang vị đắng. Đó là mùi hương của vỏ cam, quýt khô được nung trên than hồng. Thứ ba là hương của vị cay nồng. Nó có thể là hương thơm của tiêu hoặc ớt… Thứ tư là mùi hương mang vị chua. Mùi hương này xuất phát từ những loại quả ngâm chua. Thứ năm là hương của vị mặn. Đại diện của nó là hương thơm mặn nồng của rong biển khi được đốt trên lửa than.
Người tham dự các buổi lễ trong hương đạo cần nắm bắt đặc điểm riêng của 5 nhóm mùi hương trên để nhận biết chính xác từng loại hương thơm. Hương đạo được đánh giá là cuộc tranh tài tao nhã, trong đó, mọi người cố gắng đưa ra phán đoán đúng nhất về mùi hương của từng loại trầm

Tại Nhật, có một trò chơi đoán mùi hương rất thú vị gọi là “Gen-ji ko”. Mỗi câu trả lời của trò chơi này tương ứng với tên của một chương trong “Truyện kể Gen-ji” – một tác phẩm văn học cổ điển Nhật Bản ra đời vào thời Heian.
Trong “Gen-ji ko”, người quản trò chuẩn bị 5 chén hương trầm, trong đó, mùi hương của chúng có cái giống nhau, có cái khác nhau hoặc giống và khác nhau hoàn toàn. Người chơi lần lượt nghe qua từng mùi hương, sau đó dùng hồi ức của khứu giác để trả lời mùi hương thứ mấy trong số đó giống nhau và khác nhau. Câu trả lời được viết trên giấy bằng 5 vạch thẳng đứng. Mùi hương nào giống nhau sẽ được liên kết với nhau bằng một vạch ngang ở trên đỉnh của 5 vạch thẳng. Nếu khác nhau thì không có liên kết.
Trong “Gen-ji ko” có tất cả 52 đáp án, mỗi đáp án tương đương với mỗi tựa đề của 52 trong số 54 chương của Truyện kể Genji.

Ngày xưa, Gen-ji ko được đánh giá là trò tiêu khiển thú vị trong thế giới văn hóa cung đình của Nhật Bản. Hiện nay, trò chơi này vẫn được gìn giữ và phát triển trong xã hội hiện đại Nhật Bản.
Thói quen dùng hương trầm đã xuất hiện tại Nhật vào thế kỉ thứ XI, cùng thời điểm đạo Phật truyền bá đến quốc gia này. Khi mới du nhập vào Nhật, hương trầm chỉ được sử dụng trong các nghi thức của Thần đạo và Phật giáo.

Đến thế kỉ thứ IX, vào thời Heian, trầm hương đã vượt ra khỏi khuôn khổ của tôn giáo và trở thành hương liệu rất được ưa chuộng vì mùi thơm thanh nhã. Hương trầm nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong giới quí tộc.
Loại hương được dùng chủ yếu lúc bấy giờ là Ne-ri-ko – một loại hương có dạng viên, được pha chế từ trầm hương trộn với mật ong hoặc một số phụ liệu khác. Giới quí tộc thời Heian rất thích đốt trầm trong nhà hoặc thư phòng để giúp tinh thần minh mẫn, tạo không gian thơm dịu và để hương thơm quyện vào y phục.
alt
Từ sau thế kỉ XIII, việc sử dụng Ne-ri-ko không còn thịnh hành, người Nhật chuyển sang dùng những mảnh gỗ trầm hương nguyên chất vì thích hương thơm tự nhiên của nó.

Cuối thời Mu-ro-ma-chi, khoảng thế kỉ XVI, hai nhà văn hóa lúc bấy giờ là San-jo-ni-shi Sa-ne-ta-ka và Shi-no So-shin đã tập trung phát triển một loại hình văn hóa mới gọi là Hương đạo.
Hương đạo không đơn thuần là nghệ thuật thưởng thức hương trầm, mà nó là sự kết hợp của thế giới thơ ca và văn học Nhật Bản. Sau khi nghe qua mùi hương, những người tham dự một buổi hương đạo sẽ phân định xuất xứ, lai lịch, đặc tính của từng loại trầm được dùng. Ngoài khả năng thưởng thức hương trầm, họ còn có kiến thức văn hoá và khả năng cảm thụ cái đẹp.

Trong buổi hương đạo, trầm sẽ được xông lên hết loại này đến loại khác, giống như những vế khác nhau trong một bài thơ liên ca của Nhật Bản. Mỗi lần trầm được xông lên, người tham dự phải làm một vế thơ tán thưởng mùi hương, đồng thời phải nhắc đúng tên loại trầm vừa đốt. Sau buổi hương đạo, người ta sẽ có một bài thơ liên ca nhiều vế về các mùi hương trầm.

Đến thế kỉ XVII, vào thời Edo, Hương đạo phát triển mạnh mẽ trong xã hội Nhật Bản. Để phục vụ nhu cầu giải trí tinh thần này, người ta bắt đầu chế tạo nhiều vật dụng có liên quan đến Hương đạo. Đó là sự ra đời của những chiếc chén đốt trầm, những chiếc hộp đựng bằng sơn mài hay mạ vàng cùng với kỹ thuật chạm khắc, trang trí hoa văn cầu kì.

Nhiều trường phái Hương đạo khác nhau cũng lần lượt xuất hiện và Hương đạo trở nên phổ biến trong dân chúng. Thời điểm này được đánh giá là giai đoạn hoàng kim của Hương đạo.

Gần đây, các lớp học Hương đạo được mở ra ở nhiều nơi trên khắp nước Nhật. Các đại hội Hương đạo toàn quốc cũng được tổ chức. Văn hóa thưởng thức mùi hương phong nhã này đang dần thịnh hành trở lại xã hội Nhật Bản.

Hiện nay, Hương đạo có hai trường phái chính, trong đó trường phái Shi-no có lịch sử tồn tại liên tục trong 500 năm qua. Cùng với Gen-ji ko, Mei-ko a-wa-se là trò chơi đoán hương trầm truyền thống của phái Hương đạo Shi-no. Mei-ko a-wa-se là cuộc tranh tài dành cho những người có kiến thức sâu về Hương đạo. Trong trò chơi này, người tham dự sẽ phán đoán khí chất tốt của mùi hương được đốt lên từ loại trầm hảo hạng và sau đó làm thơ có liên quan đến hương thơm đó.

Hương đạo vừa phản ánh chiều sâu văn hoá của người thưởng thức, vừa thể hiện vẻ đẹp huyền ảo của hương trầm. Hương đạo cũng là phương tiện diễn tả nhiều chủ đề văn học khác nhau. Những yếu tố đó đã tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo cho nghệ thuật Hương đạo Nhật Bản – một nghệ thuật không có ở bất kì một quốc gia, dân tộc nào khác trên thế giới.

Công ty tư vấn GD&ĐT Nam Á. (Sưu tầm)

Hương Đạo - cảm nhận cuộc sống qua những mùi hương


Người Nhật vốn nổi tiếng là biết biến những thú vui bình thường nhất thành nghệ thuật. Nghệ thuật cắm hoa, thưởng thức trà đạo, kiếm đạo hay thư pháp của họ đã nổi tiếng thế giới. Nhưng nghệ thuật Hương đạo thì vẫn còn xa lạ và mới mẻ.
Hương Đạo - Nghệ thuật cầu kỳ và kén người thưởng thức.
Gần 30 con người tụ tập trong một căn phòng rộng chừng 30 mét vuông tại Trung tâm Văn hóa Nhật Bản. Trước mặt họ là những chiếc lư bằng đất nung nhỏ. Nghệ nhân trong bộ trang phục truyền thống kimono Nhật Bản hướng dẫn các học viên lựa chọn mảnh hương, châm lửa, dùng tay phải cầm lư hương đặt vào lòng bàn tay trái, từ từ đưa lên mũi. Bàn tay phải chụm lại thành hình ống để hương không tản ra ngoài.
Học viên nhắm mắt, giữ cho đầu óc thật thanh thản và thoải mái, hít sâu 3 - 4 lần để mùi hương nhẹ nhàng lan tỏa trong các khứu giác. Cứ như thế lặp đi lặp lại với nhiều mùi khác nhau.
Có đến hơn 100 loại mùi để học viên lựa chọn, phân chia theo 5 vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Nhiều như vậy nhưng để cảm nhận sự khác nhau giữa các mùi là không dễ dàng.
“Phải có khứu giác tốt và khả năng tập trung cao. Những hương vị nếu chỉ ngửi qua sẽ rất khó phân biệt. Học viên phải ngửi thật kỹ mới thấy khác nhau một chút. Theo quan điểm cá nhân, đây là một nghệ thuật vô cùng đặc sắc mà không phải nền văn hóa nào cũng có được. Nghệ thuật này khá cầu kỳ và kén người thưởng thức” - Vũ Hải Anh, học viên được điểm cao nhất của buổi học hôm đó cho biết.
Đó là qui trình thưởng thức mùi hương của nghệ thuật Hương Đạo. Giống như những loại hình nghệ thuật nổi tiếng khác của Nhật Bản như trà đạo, kiếm đạo, thư đạo... bản chất của môn này đều là tìm đến cái gốc của "đạo".
Thưởng thức hương đạo không đơn thuần là cảm nhận mùi hương mà còn thể hiện chiều sâu văn hóa của người thưởng thức, là một phương tiện hữu hiệu giúp cho tâm hồn thư thái. Những niềm vui nhỏ khi phân biệt được các loại hương khiến cho tâm hồn con người thêm lạc quan và yêu đời.
Hương Đạo là một nghệ thuật cổ xưa, bắt đầu từ cách đây hơn 500 năm. Thế kỷ 16, một mảnh gỗ trôi dạt vào bờ biển đảo Asawa, người Nhật nhặt được, đốt lên và họ vô cùng bất ngờ về mùi hương dễ chịu tỏa ra từ mảnh gỗ và từ đó điều này trở thành một tập tục thú vị.
Thế kỷ 17, 18, với sự du nhập và phổ biến đạo Phật từ Trung Quốc, người Nhật kết hợp với nghi lễ dâng hương, phát triển thành Hương Đạo, tức là "thưởng thức hương thơm trong đời sống hàng ngày". Đó cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Hương Đạo.
Sang thế kỷ thứ 19, do những yếu tố khách quan cũng như những khắt khe trong quá trình thực hiện mà những người theo trường phái Hương Đạo ngày càng ít. Theo một thống kê, dân số nước Nhật là 127 triệu người thì chỉ có khoảng 1.500 người là còn biết đến môn nghệ thuật này, chiếm tỉ lệ chưa đến 0,001%.
Tuy nhiên, không vì ít người mà Hương Đạo bị mai một. Những người theo nghệ thuật Hương Đạo dù ít nhưng họ biết cách bảo tồn một cách tốt nhất môn nghệ thuật truyền thống cổ xưa này và không ngừng giới thiệu tinh hoa của nghệ thuật Hương Đạo đến mọi người. 
Một điều ngạc nhiên là có một loại gỗ chủ đạo của Hương Đạo lại có nguồn gốc từ trầm hương của Việt Nam. Vừa qua, 7 nghệ nhân Hương Đạo câu lạc bộ Kashiwa đã đến Việt Nam. Bà Imaizumi Fusako, chủ tịch CLB Hương đạo Kashiwa chia sẻ: “Trong chuyến viếng thăm Việt Nam, ngoài việc giới thiệu nghệ thuật Hương Đạo Nhật Bản, đoàn còn tìm đến nguồn gốc cây gỗ kyara, vì Việt Nam là quê hương của cây gỗ kyara, một trong 6 loại mùi hương cơ bản của nghệ thuật Hương Đạo”.
Là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, người Nhật cũng rất nổi tiếng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Hình ảnh một nguyên thủ quốc gia mặc bộ trang phục truyền thống Hakama dành cho nam giới đi chùa không phải là hiếm. Có lẽ, việc tìm ra những giá trị thâm thúy và tinh tế nhất, đúc kết thành đạo là cách thức người Nhật làm để gìn giữ những nét đẹp văn hóa của mình.
“Đất nước Nhật Bản rất nổi tiếng với các loại đạo như trà đạo, kiếm đạo, hoa đạo… Muốn bảo tồn những môn nghệ  thuật cổ xưa, điều quan trọng không phải là dạy cho thế hệ trẻ những kỹ năng hay kỹ thuật để thực hành chúng, mà phải làm sao cho họ hiểu được những tầng sâu văn hóa, những giá trị tinh túy ẩn sâu trong đó. Điều đó sẽ làm đẹp tâm hồn, giúp cho nhân cách của mỗi người thêm giàu có. Đó chính là cách người Nhật làm để lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống” - Bà Fusako cho biết thêm.
Người Nhật và cách thức họ đã làm với Hương Đạo, Trà Đạo, Kiếm Đạo, Hoa Đạo... phải chăng là một gợi ý cho các nhà quản lý văn hóa Việt Nam trong việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa thuần Việt./.

Hương đạo - chiều sâu văn hóa Nhật Bản


Hương đạo là loại hình văn hóa truyền thống của Nhật Bản lâu đời sánh ngang với trà đạo, thư đạo, kiếm đạo hay hoa đạo (nghệ thuật cắm hoa) được truyền lại từ 500 năm về trước. So với các nghệ thuật nổi tiếng khác của người Nhật, thì “hương đạo” ít được người nước ngoài và ngay cả người Nhật biết đến, chỉ vài ngàn người người.
“Mặc dù hương đạo là văn hóa đặc sắc của Nhật Bản, nhưng số người biết và thưởng thức được hương đạo là rất ít. Ngay chính bản thân tôi thì đây cũng là lần đầu tiên được thưởng thức hương đạo”, Giám đốc Quỹ giao lưu văn hóa Nhật Bản (JPF) Inami Kazumi cho biết tại Hà Nội mới đây khi Quỹ thực tổ chức thuyết trình và biểu diễn về hương đạo của các nghệ nhân hương đạo đến từ Nhật Bản.
Lịch sử của Hương đạo
Hương đạo sử dụng loại gỗ thơm từ những nhánh cây thơm trôi dạt từ phía Nam Nhật Bản vào đảo Awaji hơn 500 năm trước. Sự xuất hiện của loại cây thơm tỏa ra hương trầm này cũng đánh dấu sự du nhập của Phật giáo tới quốc gia này. Các loại gỗ có xuất xứ từ các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia.
Khi mới du nhập vào Nhật, hương trầm chỉ được sử dụng trong các nghi thức của Thần đạo và Phật giáo. Đến thế kỉ thứ IX, thời Heian, trầm hương đã vượt ra khỏi khuôn khổ của tôn giáo và trở thành hương liệu rất được ưa chuộng vì mùi thơm thanh nhã. Hương trầm nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong giới quý tộc.
Loại gỗ tỏa ra hương trầm được tán ra thành bột để làm các túi thơm cho vào người làm thơm y phục hoặc để trong phòng tẩy sạch không khí, làm cho “thơm nhà thơm cửa”. Loại hương được dùng chủ yếu lúc bấy giờ là Neriko - loại hương có dạng viên, được pha chế từ trầm hương trộn với mật ong hoặc một số phụ liệu khác. Giới quý tộc thời Heian thích đốt trầm trong nhà hoặc thư phòng tạo không gian thơm dịu, để hương thơm quyện vào y phục và làm tinh thần minh mẫn.
Các túi thơm (Ảnh: thvl)
Từ sau thế kỉ XIII, việc sử dụng Neriko không còn thịnh hành, người Nhật chuyển sang dùng những mảnh gỗ trầm hương nguyên chất vì hương thơm tự nhiên của nó.
Cuối thời Muromachi, khoảng thế kỉ XVI, hai nhà văn hóa lúc bấy giờ là Sanjonishi Sanetaka và Shino Soshin đã tập trung phát triển một loại hình văn hóa mới gọi làHương đạo.
Đến thế kỉ XVII, thời Edo, Hương đạo phát triển mạnh mẽ trong xã hội Nhật Bản. Để phục vụ nhu cầu giải trí tinh thần này, người ta bắt đầu chế tạo nhiều vật dụng có liên quan đến Hương đạo: những chiếc chén đốt trầm, hộp đựng bằng sơn mài hay mạ vàng cùng với kỹ thuật chạm khắc, trang trí hoa văn cầu kỳ.
Nhiều trường phái Hương đạo khác nhau cũng lần lượt xuất hiện và hương đạo trở nên phổ biến trong dân chúng. Thời điểm này được đánh giá là giai đoạn hoàng kim của hương đạo.
Gần đây, các lớp học Hương đạo được mở ra ở nhiều nơi trên khắp nước Nhật. Văn hóa thưởng thức mùi hương phong nhã này đang dần thịnh hành trở lại xã hội Nhật Bản.
Trò chơi thưởng hương
Thế giới biết được Hương đạo Nhật qua câu truyện tình Genji, một chuyện dài, nhiều tập, nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật gắn với một vị hương có tên. Hình thức thưởng mùi hương này có thể gọi là một trò chơi đoán mùi hương rất thú vị gọi là “Gen-ji ko”. Mỗi câu trả lời của trò chơi này tương ứng với tên của một chương trong “Truyện kể Genji” - một tác phẩm văn học cổ điển Nhật Bản ra đời vào thời Heian.
Trong “Genjiko”, người quản trò chuẩn bị 5 chén hương trầm, trong đó, mùi hương của chúng có cái giống nhau, có cái khác nhau hoặc giống và khác nhau hoàn toàn. Người chơi lần lượt nghe qua từng mùi hương, sau đó dùng hồi ức của khứu giác để trả lời mùi hương thứ mấy trong số đó giống nhau và khác nhau. Câu trả lời được viết trên giấy bằng 5 vạch thẳng đứng. Mùi hương nào giống nhau sẽ được liên kết với nhau bằng một vạch ngang ở trên đỉnh của 5 vạch thẳng. Nếu khác nhau thì không có liên kết.
Trong “Genjiko” có tất cả 52 đáp án, mỗi đáp án tương đương với mỗi tựa đề của 52 trong số 54 chương của Truyện tình Genji.
Tên của 54 chương trong Truyện kể Genji và nhìn vào đây cũng là công thức để đoán hương
Ngày xưa, Genjiko được đánh giá là trò tiêu khiển thú vị trong thế giới văn hóa cung đình của Nhật Bản. Hiện nay, trò chơi này vẫn được gìn giữ và phát triển trong xã hội hiện đại Nhật Bản.
Sau khi nghe qua mùi hương, những người tham dự một buổi hương đạo sẽ phân định xuất xứ, lai lịch, đặc tính của từng loại trầm được dùng. Ngoài khả năng thưởng thức hương trầm, họ còn có kiến thức văn hóa và khả năng cảm thụ cái đẹp.
Hương đạo không đơn thuần là nghệ thuật thưởng thức hương trầm. Mỗi lần trầm được xông lên, người tham dự phải làm một vế thơ tán thưởng mùi hương, đồng thời phải nhắc đúng tên loại trầm vừa đốt. Sau buổi hương đạo, người thưởng hương thường ứng tác một bài thơ liên ca nhiều vế về các mùi hương trầm.
“Nghe” hương để thấy lòng mình thanh thản
Cũng giống như các đạo khác, thưởng thức hương đạo là cả một quá trình. Người thưởng thức phải hiểu được nguồn gốc, xuất xứ cũng như cách thưởng thức loại hình nghệ thuật này.
Khi cắm hoa, thưởng trà, bạn có thể nhìn thấy những vật thể ngay trước mắt nhưng thưởng hương rất vô hình. Trong cuộc sống hương thơm luôn ở đâu đó. Hương thơm hòa quện với cuộc sống ngay từ khi có cuộc sống.
“Hương đạo không đơn thuần là ngửi hương mà là “nghe” hương. "Để nhận biết được các mùi hương rất khó, bởi lẽ, các mùi hương có vị gần giống nhau. Thưởng hương cần phải tập trung cao độ. Nếu người thưởng hương chỉ một giây xao lãng thì cũng có thể không phân biệt được mùi hương của nó”, nghệ nhân hương đạo Imaizumi Fusako, Câu lạc bộ Hương đạo Shinoryu, Kashiwa cho biết.
Các nghệ nhân hương đạo Nhật Bản hướng dẫn những bạn trẻ Hà Nội cách thưởng hương
Khi thưởng thức hương đạo xung quanh phải tuyệt đối yên lặng, không gian tĩnh mịch, đồng thời không một đồ vật gì được để trước mặt để tránh sự sao nhãng.
Người thưởng hương có hai cách để phân biệt các loại hương. Cách thứ nhất là dựa vào ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng và mặn. Cách thứ hai là dựa vào xuất xứ của các loại gỗ thơm thường có xuất xứ từ một số nước Đông Nam Á.
Khi thưởng hương mỗi người cảm nhận một cách khác nhau. Người thưởng thức ngồi ngay ngắn và thực sự thư thái, tay phải cầm lư hương đặt vào lòng bàn tay trái, giữ lư hương thật chặt để không bị lắc. Sau đó, bàn tay phải tạo thành hình ống khói để hương không bị bay ra ngoài. Từ từ đưa lư hương lên, hít 3 lần thật sâu vào lồng ngực để cho làn hương nhẹ nhàng thấm qua khứu giác. Cứ như thế lặp lại với các vị hương khác.
Hải Anh, sinh viên đại học FPT đã đạt điểm 5, điểm cao nhất trong trò chơi thưởng hương cho biết “Thưởng hương đạo rất khó và kén người. Hương thơm nhẹ nhàng làm cho đầu óc thư thái. Các vị hương ngọt, đắng, chua, cay và mặn giúp tôi cảm nhận những nốt thăng trầm trong lòng mình”.
Nghệ nhân Imaizumi Fusako chia sẻ: “Phân biệt các vị hương không giống với phân biệt các loại thức ăn hoặc thức uống. Vì các vị hương đều na ná giống nhau nên khi phân biệt các vị hương là cả một cuộc chiến trong chính bản thân mình. Khi thưởng hương xong bạn phải hỏi ông trời là hương này là hương gì. Ông trời sẽ nói cho bạn loại hương mà bạn đang thưởng thức. Những niềm vui nhỏ khi phân biệt được các loại hương khi thưởng thức hương đạo sẽ khiến tâm hồn con người thêm lạc quan và yêu đời".
Trải qua 500 năm nhưng cho đến nay, những nghi lễ trong hương đạo vẫn không thay đổi, nghệ nhân Imaizumi Fusako cho biết.
Qua cách thưởng thức hương đạo để thấy được chiều sâu của văn hóa của Nhật Bản. Ngoài thưởng hương để thấy lòng mình thanh thản, hương đạo cũng là phương tiện diễn tả nhiều chủ đề văn học. Những yếu tố đó đã tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo cho nghệ thuật Hương đạo Nhật Bản.
Nguồn : baomoi.com