Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Kinh nghiệm trồng bầu hồ lô

Rau quả tự nhiên
Chuẩn bị bầu ương: đất tơi xốp trộn thêm Chế Phẩm Nấm Trichoderma (xử lý nấm hại rễ và kích thích mau nảy mầm), gieo hai hạt cho một bầu đất, độ sâu khoảng 2cm. Hạt nảy mầm trong vòng 2 tuần

Giàn bầu: Nên dùng các cây họ tre làm giàn, dùng dây thép căng ô vuông thì chắc chắn hơn nhưng lại làm tổn thương dây bầu nên không tốt. Các cây ngang dọc cách nhau 20cm là vừa.

Trồng: sau khi cây bầu hồ lô cao khoảng 20cm thì mang ra trồng được. Hố đất đào 60x60x60 (cm) là được. Dùng phân chuồng trộn với đất theo tỷ lệ 30 phân chuồng 70 đất. Cần nhẹ nhàng dùng dao sắc cắt bầu đất và tiến hành trồng bình thường. Nên nhớ, rễ cây bầu hồ lô rất nhạy cảm, bạn nên nhẹ tay để bầu đất không vỡ ra.

Chăm sóc: tỉa bớt nhánh phụ. Nếu bạn trồng với mục đích lấy trái làm cảnh thì để bao nhiêu trái cũng được (trái sẽ rất nhỏ nếu để cây nuôi nhiều trái), nếu bạn muốn dùng làm đồ đựng nước hoặc ăn thì nên tỉa bớt trái đi nha.

Về phần trang trí: Bạn cắt giấy đề can theo hình hoặc chữ mà bạn thích, dán lên trái bầu trong giai đoạn trái đã hết lớn, sau khi trái già đã ngả sang màu hơi vàng thì cắt trái bầu xuống, gỡ giấy đề can ra, trên trái bầu sẽ có chữ như bạn mong muốn. Nếu công phu hơn, bạn cũng dán đề can như trên, hong trái bầu trên gác bếp (nếu nhà bạn nấu củi) hoặc hun khói, sau thời gian, trái bầu sẽ ngả màu nâu hoặc đen bóng, phần chữ được dán đề can sẽ hiện rõ màu vàng nhạt.

Mình cũng nói thêm. Nếu bạn để làm kiểng, nên hái trái thật già, bởi vì trái bầu rất dễ thối phần vỏ nếu còn non.Tốt hơn hết,bạn hái trái khi màu vỏ đã chuyển sang màu vàng nhạt. Nếu bạn làm hồ lô, bạn hái trái thật già, cắt ở phần nuốm trái, khéo léo đục một lỗ sâu tận gần hết trái (nhưng cẩn thật để không lủng trái), sau đó bạn đổ nước vào lỗ và mang vào chố râm mát. Cứ khoảng 1 tuần bạn lại đổ nước đi và thay nước mới vào. Sau thời gian khoảng 1 tháng, bạn sẽ có trái bầu rỗng đựng nước được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét