Rau
an toàn là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ,
thân, lá, hoa, quả) có chất lượng đúng như đặc tính của nó. Hàm lượng
các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu
chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường… thì
được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “rau an
toàn”.
Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam,
là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản
xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm,
đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo
vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
VietGAP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
Chuỗi cung ứng rau an toàn
Thành phần tham gia chuỗi cung ứng gồm có:
1. Hộ Nông dân: Khác
với người nông dân sản xuất rau bình thường, nông dân sản xuất rau an
toàn phải tuân thủ theo một qui trình khá chặt chẽ từ lúc trồng trọt cho
đến lúc thu hoạch.
Quy trình trước thu hoạch
Sửa soạn đất:
- Xử lý hạt giống trước khi gieo
- Chăm sóc, bón phân, tưới nước
- Phòng trừ sâu bệnh
- Chuẩn bị thu hoạch.
Quy trình sau thu hoạch:
- Thu hoạch: Cắt gốc, cắt tỉa, bó, đóng gói, dán nhãn.
- Vận chuyển.
Đến
75 - 80% rau sạch do nông dân cấp hàng qua HTX. Họ chỉ có một trách
nhiệm là sản xuất theo yêu cầu của khách hàng và theo phân bổ chủng loại
rau do HTX quyết định. Giá bán ổn định do có hợp đồng với khách hàng.
Mặc dù vậy vẫn xảy ra trường hợp là giá thu mua của hợp tác xã thấp hơn
giá chợ. Thêm vào đó là phần còn lại không bán được, người nông dân phải
mang ra chợ bán lẻ giống như rau thường giá giảm
2. Hợp tác xã /Thương lái
Khâu
này do các tổ sản xuất trong mô hình mẫu hoặc các hợp tác xã tại địa
phương hoặc thương lái đảm nhận. Đây là khâu quan trọng nhất trong chuỗi
giá trị rau khi vào các thành phố lớn, khu vực đô thị và hệ thống siêu
thị…
Các hợp tác xã( HTX) chỉ hoạt động trong khu vực của mình nên có quy mô nhỏ, tiêu thụ bình quân 15 - 20 tấn/tháng.
- Sơ chế
- Đóng gói, dán nhãn
- Tồn trữ, bảo quản
- Vận chuyển.
Lợi nhuận của hợp tác xã - thương lái đạt khoảng 20% giá bán.
Những thuận lợi, khó khăn và Hướng khắc phục:
Một
số thuận lợi như: nguồn hàng chất lượng tốt nhất, số lượng ổn định, có
điều kiện vật chất và phương tiện vận chuyển riêng, chủ động về giá cả
thu mua sao cho có lợi nhất.
Tuy
nhiên, thương lái cũng gặp khá nhiều khó khăn như sau: Cơ sở vật chất
còn yếu kém, hạn chế về kiến thức trong một số lĩnh vực có liên quan,
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, giải quyết đầu ra.
Hướng
khắc phục: Đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, hỗ trợ các lớp tập huấn
sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn, hướng dẫn những kiến thức
cần thiết cho thương lái theo các yêu, chú ý đầu tư cho tiếp thị.
Lợi nhuận:
Càng
gần trung tâm đô thị, giá bán càng cao. Siêu thị và các cửa hàng có giá
bán cao nhất. Lợi nhuận của các cửa hàng này lên tới 40% - 50%. Một số
siêu thị sau khi mua rau từ HTX thì tự mình định giá bán (Big C, Cooop
Mart…)
Những khó khăn chính và hướng khắc phục:
Khó
khăn: không chú trọng khâu tiếp thị sản phẩm, Giá bán tại các cửa hàng
đều cao do tính chất bảo quản, trưng bày, thuê địa điểm kinh doanh..
trong khi người tiêu dùng tại chợ chưa ý thức được sản phẩm chất lượng
và giá tương ứng.
Hướng
khắc phục: Quảng bá trên thông tin đại chúng, thiết lập các điểm bán
rau an toàn tại các chợ trong thành phố để rau an toàn đến mọi nơi phục
vụ người dân với giá tốt nhất (không đóng tiền chỗ, miễn giảm thuế v.v)
3. Nhà Chế biến – Xuất khẩu
Sản lượng xuất khẩu không nhiều, riêng rau ở TP. Hồ Chí Minh xuất khẩu sản lượng không quá 1%
Quy trình sau thu hoạch:
- Phân loại (chất lượng và kích cỡ)
- Cách Chế biến (chiên, luộc, hoặc hấp lên, sau đó được đông lạnh)
- Bảo quản, tồn trữ
- Đóng gói
- Nhãn hiệu
- Vận chuyển
Hao hụt:
Trung bình hao hụt ở khâu thu hoạch là 10% nhưng cũng có khi lên đến 50% do thời
tiết xấu, gặp mưa, bão. Hao hụt ở các khâu phân loại, sơ chế, chế biến: tối đa 30%.
Lợi nhuận:
Xuất khẩu rau chế biến đạt lợi nhuận không cao. Theo công ty Cofidec, lợi nhuận của rau chế biến xuất khẩu chỉ khoảng 5%.
Những khó khăn và hướng khắc phục:
Khó khăn: chưa đáp ứng được tất cả các yêu cầu, đòi hỏi khắc khe của nhà nhập khẩu, chưa xây dựng thương hiệu riêng.
Hướng khắc phục: Hỗ trợ các lớp tập huấn, tìm hiểu thị trường để xây dựng thương hiệu
4. Người tiêu dùng
Quan niệm và thái độ của người tiêu dùng đối với rau an toàn
Theo
kết quả điều tra, nguồn gốc, nhãn hàng chưa được người tiêu dùng đưa ra
như là 1 tiêu chuẩn ‘tiên quyết’ về rau an toàn. Sự phân biệt giữa rau
an toàn và không an toàn vẫn chưa hoàn toàn được rõ ràng, chỉ dựa trên
cảm nhận là chính.
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua rau
Gần nhà (tiện lợi), người bán quen, vui vẻ, đáng tin cậy; Sản phẩm đảm bảo chất lượng (tươi, xanh, trông ngon); Giá rẻ
Những khó khăn và hướng kiến nghị
Khó khăn: Mức độ hiểu biết về rau an toàn của người tiêu dùng vẫn còn hạn chế. Tại các chợ trên địa bàn các thành phố, khu đô thị, rau không an toàn vẫn được bày bán lẫn
với rau an toàn nên người tiêu dùng rất khó phân biệt. Rau an toàn bán ở
các siêu thị thì giá khá cao so với giá thị trường bên ngoài nên phần
lớn người tiêu dùng khó chấp nhận vì lý do tiết giảm chi phí sinh hoạt
hàng ngày trong gia đình.
Hướng
đề xuất và kiến nghị: ở mỗi địa phương cần gắn với việc qui hoạch vùng
sản xuất rau an toàn để cung ứng các đầu mối tiêu thụ tại chỗ, phục vụ
người tiêu dùng. Các chợ nông thôn nên xây dựng các quầy rau an toàn có
đăng ký chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng an tâm sử dụng. Các HTX,
Doanh nghiệp cần liên kết với các đối tác tiêu thụ ở Các TP, Trung tâm
đô thị, các Siêu thị để hợp tác sản xuất và cung ứng rau an toàn nhằm
đưa sản phẩm sạch đến người tiêu dùng với giá cả hợp lý, dễ chấp nhận.
Sản phẩm đưa ra thị trường cần được sơ chế đóng gói, có nhản mác và được
chứng nhận chất lượng để tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Nhà nước cần
có cơ chế chính sách để hỗ trợ người sản xuất, HTX, doanh nghiệp trong
chuỗi cung ứng để nhằm giảm bớt giá thành sản phẩm khi đến tay người
tiêu dùng, khuyến khích phát triển sản xuất, dịch vụ, kinh doanh.
Nguồn : (Đất Nông - 06/07/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét