Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Cách trồng và chăm sóc cây đu đủ


Nông trang bveget
Cây Đu đủ có tên khoa học Carica papaya L. được trồng phổ biến trong cả nước. Quả đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiệt độ thích hợp: 20-260C, chịu rét kém, do đó những nơi có nhiệt độ thấp hơn 50C hoặc có sương muối không thích hợp với đu đủ.
1. Kỹ thuật trồng trọt:
Chọn quả chín kỹ, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước, chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô trong râm rồi gieo ngay.
Gieo hạt: làm luống như gieo hạt rau, có thể gieo vãi hoặc gieo thành vạch với khoảng cách rạch 15-20cm. Có thể gieo trong bầu PE có kích thước 10x15cm, đất trồng với loại phân mục, cho đầy bầu, lèn chặt, gieo 2-3 hạt, tưới nước giữ ẩm cho bầu.
Cách trồng: Cây đem trồng phải thấp cây, gốc to và nhỏ dần lên theo hình búp măng, đốt lá dày, lá to có 7-8 thuỳ màu xanh đậm, có bộ rễ chùm. Đào hố kích thước 40x40cm, khoảng cách cây 2,5x2,0m. Mỗi hố bón 10kg phân chuồng hoai mục + 0,3kg supe lân + 0,4kg sulfat kali. Thời vụ trồng: tháng 3-4 hoặc tháng 9-10.
2. Chăm sóc:
Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm thường xuyên mỗi ngày 1 lần; sang tuần thứ 2 cứ 2 ngày tưới nước 1 lần.
Bón phân: Đối với cây dưới 1 tuổi: 50-100g sulfat đạm, 150-300g lân, 20-40g sulfat kali. Chú ý bón làm 3-4 lần, kết hợp với làm cỏ, vun gốc.
Phòng trừ sâu bệnh: Rệp sáp hại thân lá, quả non: lá sớm bị vàng, quả ăn nhạt. Phòng trừ bằng cách phun Bi58 0,1-0,2% hay Supracide 40ED 0,1-0,15% hoặc Sumicidin 10EC với nồng độ 4-8cc/10 lít nước rồi phun cho ướt đều các lá.
Bệnh virut (hoa, lá đu đủ): xoắn ngọn, chùn ngọn là những bệnh khó khăn, chữa phải nhổ bỏ, đem đốt cây và xử lý đất.
Bệnh thối cổ rễ: thường bị ở cây non mới trồng nơi có độ ẩm cao. Khắc phục bằng cách thoát nước tốt cho vườn cây, loại bỏ cây bị bệnh, phun Bóođô 1%.
Để phòng sâu bệnh có thể thông qua con đường chọn giống, vệ sinh vườn, diệt côn trùng môi giới truyền bệnh.
Một số nơi có kinh nghiệm trồng đu đủ chỉ sau 1 năm trồng chặt bỏ cây cũ và trồng lại cây mới vừa có tác dụng phòng bệnh, chống được gió bão, lại cho năng suất cao.
Lưu ý: Cây Đu đủ kém chịu hạn, sợ úng. Lượng mưa thích hợp hàng năm 1.300-1.500mm.
(Kim Yến - Sở NNPTNT Ninh Thuận)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét